Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Công Cụ Giải Quyết Vấn Đề mới nhất trên website Duongveyeuthuong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô hình 6 bước giải quyết vấn đề
Phương pháp Sáu bước là một cách đơn giản và đáng tin cậy để giải quyết vấn đề. Kỹ thuật này sử dụng cách tiếp cận phân tích và đáng tin cậy để giải quyết vấn đề. Quá trình này giữ cho việc giải quyết vấn đề của nhóm đi đúng hướng trong khi thực hiện điều tra và tìm kiếm 1 giải pháp
Trong những tổ chức phức tạp, vấn đề không thể tránh khỏi. Các tổ chức thành công dành thời gian xác định những vấn đề phức tạp này và lên kế hoạch giải quyết càng sớm càng tốt. Kỹ thuật đào sâu là một cách tiếp cận phổ biến để giải quyết vấn đề trong các tổ chức phức tạp. Như tên của nó cho thấy bạn phá vỡ vấn đề thành các phần khác nhau, cho phép bạn xác định giải pháp.
Là một trong những công cụ phổ biến và sâu nhất quản lý sử dụng để tối đa hóa tiềm năng của một tổ chức. Mô hình phân chia một tổ chức thành “bốn khung” – cấu trúc, nhân sự, chính trị và biểu tượng (Structural, Human Resource, Political and Symbolic) – nhằm mục đích hiểu rõ hơn về tổ chức. Mỗi khung phải được xem xét một cách có ý nghĩa; nếu loại bỏ 1 trong số chúng thì kết quả sẽ không đầy đủ.
Công cụ giải quyết vấn đề này đòi hỏi một kế hoạch thực tiễn được tạo ra khi bắt đầu quy trình tám bước. Nó đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng về vấn đề, cá nhân tham gia vào giải pháp và các nguồn lực. Mỗi một trong 8 nguyên tắc trong quá trình này, được thiết kế giúp bạn tiến gần đến một giải pháp thành công.
Cốt lõi của khuôn khổ Cynefin là phá vỡ vấn đề thành một trong 5 bối cảnh. Bạn đặt vấn đề vào một trong những bối cảnh cụ thể và nó sẽ giúp bạn quyết định làm thế nào tiếp cận nó tốt nhất. Công cụ giải quyết vấn đề này là một cấp độ “cao hơn” so với những công cụ khác, bởi nó đòi hỏi bạn suy nghĩ vấn đề ở nơi đầu tiên. Khung này thường được sử dụng kết hợp với các công cụ giải quyết vấn đề khác để tìm ra giải pháp.
Công cụ giải quyết vấn đề 6 bước
Quy trình giải quyết vấn đề 6 bước là là một cách đơn giản và đáng tin cậy. Quá trình này giữ cho việc giải quyết vấn đề của nhóm đi đúng hướng trong khi họ thực hiện việc điều tra và tìm kiếm 1 giải pháp
Vấn đề phức tạp với đội nhóm và phòng ban… thường được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn bằng cách sử dụng phương pháp khoa học, có hệ thống để giải quyết.
Đảm bảo tính nhất quán, mọi người trong nhóm đều hiểu phương pháp được sử dụng.
Bằng cách sử dụng dữ liệu, phương pháp này giúp bạn loại bỏ sự thiên vị và định kiến cá nhân, dẫn đến lập luận và giải pháp khách quan hơn.
Khuyến khích nhóm hợp tác làm việc.
Giúp nhóm đạt được sự đồng thuận.
Giúp quá trình ra quyết định dễ dàng hơn.
Mô hình cung cấp một giải pháp hợp lý cho bạn và đội nhóm.
Đây là một quá trình 6 bước theo thứ tự – như một chu kỳ. Mỗi bước phải được hoàn thành trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Các bước được lặp lại. Tại bất kỳ điểm nào, nhóm có thể quay trở lại bước trước đó và tiếp tục từ đó.
Xác định vấn đề.
Tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Phát triển giải pháp thay thế.
Chọn 1 giải pháp.
Thực hiện giải pháp.
Đánh giá kết quả.
6 bước này là một quá trình cải tiến liên tục. Mục tiêu không chỉ là để giải quyết 1 vấn đề mà còn để phát triển, điều chỉnh giải pháp liên tục khi có thách thức mới nổi lên, thông qua việc lặp lại Quy trình 6 Bước.
Lưu ý:
Mô hình 6 bước không có tiêu đề chuẩn cho từng bước. Các bước trên sử dụng các quy ước đặt tên nhằm đưa chỉ dẫn rõ ràng nhất về mục đích của bước đó.
Bước 1 là chẩn đoán vấn đề, bao gồm: bối cảnh và các triệu chứng của vấn đề. Một khi nhóm bạn đã hiểu rõ vấn đề là gì, họ sẽ điều tra các triệu chứng rộng hơn, khám phá các tác động tiêu cực của chúng, ảnh hưởng tới ai và mức độ khẩn cấp/ quan trọng để giải quyết từng triệu chứng.
Kích phá não.
Phỏng vấn.
Trả lời bảng câu hỏi.
Bước 2: Tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Sau khi tất cả tìm thấy các triệu chứng, vấn đề được chẩn đoán và được nhóm đồng ý, bạn bắt đầu dẫn dắt nhóm tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề. Trong bước này, bạn có thể sử dụng các công cụ như:
Sơ đồ xương cá.
Phân tích Pareto.
Sơ đồ mối tương quan.
Những kỹ thuật này giúp bạn đối chiếu thông tin một cách có cấu trúc và tập trung vào các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Đây được gọi là nguyên nhân gốc rễ.
Nếu một người có vấn đề về hô hấp và đau ngực (triệu chứng). Bác sĩ có thể chẩn đoán anh ta bị bệnh tim (xác định vấn đề). Sau đó, nguyên nhân được xác định là do chứng béo phì và hút thuốc (nguyên nhân gốc rễ).
Bước 3: Phát triển giải pháp thay thế
Phân tích, sáng tạo để giải quyết vấn đề là tạo ra nhiều giải pháp, không chỉ là một. Thông thường câu trả lời rõ ràng nhất không phải là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề. Nhóm bạn nên tập trung vào:
Tìm ra càng nhiều giải pháp càng tốt, không cần biết nó kỳ cục hay ngớ ngẩn ra sao
Quyết định xem liệu có thể hợp nhất nhiều giải pháp khác nhau để cùng đưa ra câu trả lời cho vấn đề hay không?
Phân tích SWOT
5 yếu tố của Porters
Quy trở lại với ví dụ về anh chàng bệnh nhân ở bước trước. Bác sĩ làm gì? Ở giai đoạn này, bác sỹ sẽ lựa chọn các pháp đồ điều trị khác nhau như: Thuốc men, Phẫu thuật, Thay đổi lối sống…
Trong bước 4, nhóm bạn bắt đầu đánh giá tất cả các lựa chọn, các giải pháp tiềm năng, rồi từ từ thu hẹp nó xuống còn 1 giải pháp. Lúc này bạn sử dụng 2 câu hỏi chính.
Giải pháp nào khả thi nhất?
Giải pháp nào được những người sẽ thực hiện và sử dụng nó ưa chuộng?
Tính khả thi được xác định bằng cách quyết định xem liệu một giải pháp:
Có thể được thực hiện trong khung thời gian chấp nhận?
Có hiệu quả, đáng tin cậy và thực tế?
Sẽ giúp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn?
Có thể thích nghi khi điều kiện thay đổi?
Rủi ro của nó có thể quản lý được?
Có lợi cho tổ chức?
Điều này có nghĩa gì với bác sỹ của chúng ta? Ở giai đoạn này, bác sĩ xem xét:
Lựa chọn điều trị nào phù hợp nhất với bệnh nhân (tính khả thi), thường giới thiệu bệnh nhân tới (các) chuyên gia tư vấn. Bệnh nhân được cung cấp các lựa chọn điều trị khác nhau (lựa chọn). Cuối cùng, dựa trên bằng chứng, cần phải tiến hành một biện pháp điều trị (giải pháp).
Bước 5: Thực hiện giải pháp
Một khi giải pháp đã được chọn, lập kế hoạch dự án ban đầu và thiết lập:
Người quản lý dự án.
Ai khác cần tham gia thực hiện giải pháp.
Khi nào dự án bắt đầu.
Các mốc quan trọng
Các hành động cần được thực hiện trước khi thực hiện giải pháp
Cần phải có những hành động nào trong quá trình thực hiện giải pháp
Tại sao những hành động này là cần thiết?
Điều gì xảy ra với bệnh nhân? Tại thời điểm này bệnh nhân và bác sĩ (người quản lý dự án) sẽ bắt đầu:
Chuẩn bị và lên kế hoạch cho phương pháp điều trị được đề nghị. Một cuộc hẹn cho phẫu thuật được thiết lập và bác sĩ phẫu thuật được chỉ định (Hành động trước khi thực hiện giải pháp). Bệnh nhân sẽ được thông báo về những gì sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật và sau đó (các hành động cần thực hiện trong quá trình thực hiện). Các cột mốc quan trọng được thiết lập để phục hồi, kiểm tra lịch trình,….
Việc thực hiện dự án giờ đây cần được nhóm kiểm soát, đảm bảo giải pháp được tuân thủ. Giám sát bao gồm kiểm tra:
Các cột mốc có được đáp ứng?
Chi phí có nằm trong ngân sách?
Công việc cần thiết có được hoàn thành?
Nhiều nhóm làm việc bỏ qua Bước 6 vì họ tin rằng bản thân dự án đã đề cập tới các vấn đề trên, nhưng điều này thường khiến kết quả mong muốn không đạt được.
Thu thập dữ liệu.
Cơ chế báo cáo chính xác, được xác định.
Thông tin cập nhật thường xuyên từ Quản lý dự án.
Thách thức quá trình và hành động khi cần thiết.
Trong Bước 6, việc đánh giá kết quả sẽ giúp nhóm quyết định xem có cần trở lại bước trước hay tiếp tục thực hiện. Một khi giải pháp được đưa ra, nhóm nên tiếp tục theo dõi giải pháp và chuẩn bị để bắt đầu lại quy trình 6 bước khi được yêu cầu. Điều này có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân?
Phẫu thuật được thực hiện (đạt mốc quan trọng). Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi để đảm bảo rằng phẫu thuật đã thực hiện tốt – giảm triệu chứng và các tác dụng phụ, vv (kết quả). Kiểm tra dài hạn sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng việc điều trị vẫn tiếp tục có hiệu quả và nếu cần phải điều trị thêm nữa (kết cục).
Nói chung, phương pháp Sáu Bước là một cách đơn giản và đáng tin cậy để giải quyết vấn đề.
Những điểm chính
Mô hình Giải quyết Vấn đề Sáu Bước cung cấp cách tiếp cận chia sẻ, hợp tác và có hệ thống để giải quyết vấn đề.
Mỗi bước phải được hoàn thành trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Tuy nhiên, các bước được lặp lại. Tại bất kỳ điểm nào nhóm có thể trở lại một bước trước đó, và tiếp tục từ đó.
Mục tiêu không phải là để giải quyết mà là để phát triển, điều chỉnh giải pháp liên tục khi thách thức mới nổi lên, thông qua việc lặp lại Quy trình Sáu Bước.
Bước 1. Xác định vấn đề – Xác định vấn đề thông qua việc xây dựng vấn đề và đặt câu hỏi. Điều quan trọng là đặt đúng câu hỏi khám phá nguyên nhân gốc rễ.
Bước 2. Xác định Nguyên nhân gốc rễ – Trong quá trình này, các giả định được phát hiện và các vấn đề cơ bản được tiết lộ thêm. Đây cũng là cơ hội để thu thập và phân tích dữ liệu.
Bước 3. Phát triển giải pháp thay thế – Các quyết định được đưa ra trong nhóm, xác định giải pháp thông qua lựa chọn sáng tạo.
Bước 4. Chọn Giải pháp – Khi nhóm hình thành các giải pháp và các giải pháp thay thế cho vấn đề, họ cần khám phá ưu và khuyết điểm của từng phương án thông qua dự báo hậu quả.
Bước 5. Thực hiện giải pháp – Xây dựng một kế hoạch hành động thực hiện và tiến hành quá trình giải quyết.
Bước 6. Đánh giá kết quả – Giai đoạn cuối cùng này đòi hỏi phải đánh giá kết quả của quá trình giải quyết.
Quá trình này giúp nhóm bạn có thể theo dõi, điều tra kỹ lưỡng về vấn đề và tìm kiếm giải pháp.
Công cụ giải quyết vấn đề bằng Kỹ thuật đào sâu – mũi khoan
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều phức tạp, thành công trong việc định vị bản thân trên thị trường nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận là một thách thức lớn. Như các cụ thường nói, nếu nó dễ dàng, thì ai cũng làm được rồi.
Khi điều hành một doanh nghiệp phức tạp và gấp rút, vấn đề nằm ở việc nắm bắt tiến độ. Với ý nghĩ đó, bạn cần có một kế hoạch giải quyết những vấn đề phức tạp theo cách cho phép bạn tìm ra giải pháp thích hợp càng sớm càng tốt. Một cách tiếp cận được biết đến với cái tên là Kỹ thuật đào sâu (mũi khoan)
Để sử dụng phương pháp này thành công, bạn sẽ cần có một kế hoạch. Bạn có thể chọn thự chiện trên máy tính hoặc chỉ cần một cây bút và một mảnh giấy.Để bắt đầu, hãy viết ra vấn đề mà bạn đang phải đối mặt ở đầu trang giất. Tổng hợp vấn đề chỉ bằng một từ hoặcmột cụm từ ngắn, ngay cả khi nó phức tạp. Đây sẽ là điểm khởi đầu của bạn, và phần còn lại của tiến trình khoan sẽ được thực hiện từ đây.
Tiếp theo, bạn sẽ chia vấn đề thành 3 đến 5 vấn đề nhỏ hơn. Chúng chỉ là một bước trung gian dưới vấn đề lớn. Sau đó, tiếp tục xuống mức độ khác để có một danh sách các vấn đề mà bạn cần phải giải quyết.
Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi bạn không thể đi sâu hơn được nữa. Khi đã đi tới đáy biểu đồ, bạn sẽ kết thúc và bắt đầu tìm kiếm giải pháp trong số những gì bạn đã tạo ra.
Đào sâu vấn đề lớn mà bạn đang phải đối mặt thành một loạt các mẩu nhỏ hơn có thể dẫn bạn đến một số kết quả đáng ngạc nhiên. Bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều vấn đề hơn bạn nghĩ ban đầu.
Một số điểm trên sơ đồ cho bạn con đường thẳng tiến tới phía trước và không cần điều tra thêm. Tuy nhiên có những điểm bạn sẽ cần xem xét kỹ hơn.
Đó là những điểm mà bạn có thể cần để giải quyết vấn đề. Khi đi xuống nhiều cấp độ, bạn có cơ hội tiến tới dưới cùng trước khi đưa ra tha đổi. Bạn không muốn chỉ giải quyết vấn đề hời hợt, vì vấn đề đó sẽ trở lại nếu bạn không khắc phục vấn đề căn bản.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật đào sâu đúng cách, bạn có thể hiểu được vấn đề và tiến hành khắc phục.
Sự kết hợp độc đáo với các phương pháp khác
Những phương pháp này không hẳn là một lối tắt – thay vào đó, bạn nên tìm kiếm một câu trả lời có ý nghĩa cho vấn đề chính đang đe dọa đến doanh nghiệp. Hãy tìm đến trung tâm của vấn đề.
Với doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo toàn bộ công ty biết và cùng sử dụng kỹ thuật mũi khoan. Phương pháp này sẽ không hữu ích nếu chỉ một số đội sử dụng đúng cách, vì vậy hãy dành thời gian đào tạo mọi người về cách đi sâu vào vấn đề một cách có hiệu quả.
Nếu tích hợp phương pháp giải quyết vấn đề này như một công cụ được sử dụng thường xuyên, bạn có thể tránh gặp phải những vấn đề lớn và vẫn tồn tại trong tổ chức. Kỹ thuật đào sâu không giải quyết được tất cả các vấn đề mà doanh nghiệp bạn đang đối diện, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp bạn tiếp tục tiến tới một tương lai thành công.
Những điểm chính
Đào sâu là một kỹ thuật đơn giản nhằm phá vỡ vấn đề phức tạp thành từng phần nhỏ dần.
Bắt đầu bằng cách viết vấn đề bên trái một tờ giấy lớn.
Bên phải mỗi điểm, viết ra các điểm tạo nên mức độ chi tiết tiếp theo.
Lặp lại quá trình này, cho mỗi điểm mới mà bạn xác định.
Tiếp tục khoan xuống cho đến khi bạn xác định tất cả các yếu tố góp phần vào vấn đề ban đầu.
Kỹ thuật này có thể được sử dụng kết hợp với 5 Why, đảm bảo bạn điều tra từng khía cạnh của vấn đề.
Công cụ giải quyết vấn đề: Mô hình 4 Khung
Mô hình 4 Khung là một khái niệm phân chia bất kỳ tổ chức nào thành 4 khung – với mục đích hiểu rõ hơn về tổ chức, khi chúng được phân chia theo cách này. Các tổ chức là những thực thể cực kỳ phức tạp, với một số lượng lớn nhân cách, động lực, khả năng, hạn chế và nhiều hơn nữa.
Để bắt đầu hiểu cách suy nghĩ này về tổ chức, điều đầu tiên bạn cần hiểu là bốn khung gồm những gì:
Mỗi khung đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu toàn bộ tổ chức. Nếu bạn chỉ nhìn vào một hoặc hai khung thì hình ảnh sẽ không rõ ràng và bạn sẽ không có một hình ảnh chính xác về những gì tổ chức đang làm hay có thể làm trong tương lai .
Do đó, nếu bạn cam kết sử dụng mô hình này trong phân tích tổ chức, bạn cần cam kết sử dụng từng khung một cách có ý nghĩa.
Khung cấu trúc
Đó chính là “ốc và bu lông” của tổ chức. Khi bạn nghĩ về việc đánh giá tổ chức và cách hoạt động của nó, đây có lẽ là suy nghĩ đầu tiên của bạn. Tất cả các hệ thống được tổ chức như thế nào, cấu trúc của doanh nghiệp ra sao và công nghệ hoạt động thế nào, để đạt được mục tiêu.
Tất nhiên, trong khi đây có thể là khung dễ dàng phân tíchnhất, nó cũng quan trọng nhất – do đó đòi hỏi phần lớn thời gian của bạn.
Bạn thực sự cần chú ý điểm này, bởi mọi thứ khác đều từ cấu trúc tổ chức hiệu quả. Là người quản lý hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp, không có việc gì quan trọng hơn là đảm bảo cấu trúc công ty có ý nghĩa với những gì bạn đang cố gắng đạt được.
Khung nhân sự
Tổ chức được tạo thành từ các cá nhân. Ngay cả khi bạntrong một ngành kinh doanh dựa vào công nghệ, bạn vẫn cần người đứng sau vận hành công nghệ đó đi. Do đó, chú ý đến khía cạnh con người trong tổ chức là điều cần thiết để thành công ngắn hạn và dài hạn.
Mọi người cần vui vẻ và được thúc đẩy thì sẽ dẫn tới kết quả kinh doanh tốt nhất, vì vậy tất cả các công ty nên dành thời gian và nỗ lực cần thiết đảm bảo nhân viên tích cực với công việc họ làm.
Khung chính trị
Không thể thoát khỏi chính trị – quyền lực, cạnh tranh. Tổ chức bạn có nhiều sự cạnh tranh về quyền lực, cho dù bạn muốn thừa nhận sự tồn tại của chúng hay không. Vì vậy, để hiểu tổ chức và tiến lên phía trước thành công, bạn cần có một bức tranh rõ ràng về chúng.
Ai là những có quyền lực nhiều nhất trong việc ra quyết định?
Có sự đấu tranh trong việc kiểm soát và công nhận?
Chúng ta thường nghĩ tới chính trị theo hướng tiêu cực, nhưng nó không hẳn theo cách đó. Một số lành mạnh và hiệu quả, đặc biệt khi có sự cạnh tranh giữa các nhân viên để đạt được thành tựu mới và đạt được mục tiêu của công ty.
Khung biểu tượng
Đây có thể là khung khó nhất với chủ sở hữu hoặc người quản lý nghiệp cấp trung và sử dụng nó đòi hỏi suy nghĩ theo cách thức không thông thường với một chuyên gia kinh doanh.
Cách suy nghĩ và khung cảnh này mang lại sự sống cho tổ chức. Không cần nhiều quy tắc trong thời điểm này vì đó là cách tổ chức di chuyển và phát triển trong tương lai.
4 Khung là một công cụ hiệu quả trên diện rộng vì nó buộc bạn nhìn nhận tổ chức hoặc doanh nghiệp từ nhiều góc độ khác nhau. Thay vì nhìn mọi thứ theo cùng một cách lặp đi lặp lại – và kết luận tương tự – bạn sẽ cần nhìn mọi thứ từ một góc nhìn độc nhất khi bạn làm việc qua bốn khung.
Trước tiên, bạn không thể hiểu rõ những gì bạn sẽ đạt được khi sử dụng mỗi khung, nhưng hãy gắn chúng lại với quy trình và dành thời gian giải quyết từng vấn đề trước khi chuyển sang vấn đề kế tiếp. Chừng nào bạn cam kết với phương pháp này và chú ý đến nó, bạn hiểu sâu hơn về tổ chức như một toàn thể.
Những điểm chính
Mô hình 4 Khung được thiết kế giúp bạn hiểu và tiếp cận vấn đề, sự phát triển và thay đổi của tổ chức.
Nó xem xét tổ chức trong 4 khung hình đại diện cho các hình ảnh ẩn dụ riêng: cấu trúc (nhà máy hoặc máy móc), nguồn nhân lực (mối quan hệ cá nhân), Chính trị (chiến tranh giành quyền lực) và biểu tượng (kịch hay phim).
Mỗi khung hình có thể được coi như một góc nhìn khác, giúp bạn nhìn nhận tình huống tương tự theo nhiều cách khác nhau.
Khung cấu trúc tập trung vào kiến trúc của tổ chức. Bao gồm các mục tiêu, cấu trúc, công nghệ, vai trò và mối quan hệ.
Khung nhân lực nhấn mạnh nhu cầu cá nhân, cảm xúc, nỗi sợ hãi, thành kiến, kỹ năng và cơ hội phát triển.
Khung chính trị nhấn mạnh quyền lực và cạnh tranh, có tính đến niềm tin, sở thích, hành vi và kỹ năng đa dạng.
Khung tượng trưng nhìn nhận tổ chức như là sân khấu hoặc kịch, tập trung vào ý nghĩa và đức tin.
Công cụ giải quyết vấn đề theo 8 nguyên tắc của Ford
Bất cứ một công cụ giải quyết vấn đề hoặc quy trình nào đã được phát triển bởi một trong những công ty lớn nhất thế giới, nó chắc chắn đáng để xem xét kỹ hơn. Đó là trường hợp ở đây với quá trình 8 nguyên tắc Giải quyết vấn đề, đã được phát triển và sử dụng bởi Ford.
Như bạn đã biết, Ford là một trong những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới và quá trình này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của họ trong nhiều năm. Ngay cả khi bạn sở hữu hoặc quản lý một tổ chức nhỏ hơn đáng kể so với Ford, bạn vẫn có thể hưởng lợi từ việc ứng dụng quá trình này.
Hầu như mọi thứ trong doanh nghiệp đều được thực hiện tốt hơn với sự giúp đỡ của một nhóm và chắc chắn gồm cả việc giải quyết vấn đề. Tập hợp một nhóm có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết đi tới trọng tâm vấn đề. Đây có thể là bước quan trọng nhất, vì sử dụng một đội ngũ tốt sẽ dễ dàng hơn để đạt được một kết quả thỏa đáng trong quá trình này. Khi nhóm được thiết lập, sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
Để giải quyết thành công bất kỳ vấn đề nào, bạn cần biết chính xác về vấn đề là gì. Vì vậy, tại bước này trong quá trình, bạn dành thời gian làm nổi bật vấn đề một cách cẩn thận chi tiết, để mỗi thành viên trong nhóm rõ ràng về những gì cần giải quyết. Tất nhiên, bạn được tự do sử dụng bất kỳ phương pháp nào khác để xác định vấn đề ở giai đoạn này.
Triển khai Khắc phục tạm thời
Đây là một trong những điểm thú vị nhất trong quy trình. Thay vì chờ đợi cho đến khi kết thúc quá trình để khắc phục vấn đề – là những gì sẽ xảy ra trong hầu hết các phương pháp giải quyết vấn đề khác, phương pháp tiếp cận này sử dụng khắc phục tạm thời sớm hơn.
Xác định và Loại bỏ Nguyên nhân gốc rễ
Đây là lúc nhóm thực sự đi xuống tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề. Giờ đây bạn đã có bản sửa lỗi tạm thời, bạn có thể dành thời gian xác định chính xác vấn đề của nó là gì.
Tại sao vấn đề này vẫn tiếp tục?
Bạn cần xuống tới bao nhiêu cấp độ nữa để tìm ra nguyên nhân gốc rễ?
Sau khi xác định thành công nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, bạn sẽ cần lựa chọn một giải pháp dài hạn. Một khi giải pháp đã được nhóm lựa chọn, cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào thực hiện trên cơ sở vĩnh viễn.
Thực hiện một giải pháp vĩnh viễn
Với việc thử nghiệm và giải pháp đã được xác nhận, đã đến lúc phải đưa ra giải pháp cuối cùng. Tất nhiên, ngay cả khi bạn đã thử nghiệm giải pháp, bạn vẫn cần theo dõi tiến độ của nó trong một khoảng thời gian trước khi bạn có thể tin tưởng rằng nó hoạt động như mong đợi.
Giải pháp tốt nhất cho các vấn đề là chúng ngăn ngừa tình trạng lặp lại trong tương lai. Sau khi sửa chữa vĩnh viễn được đưa ra, hãy lùi lại và suy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể sắp xếp tổ chức, đảm bảo vấn đề này sẽ không tái diễn trong tương lai.
Phương pháp Giải quyết Vấn đề 8 bước đã đủ để Ford đưa vào sử dụng trong nhiều năm và cũng xứng đáng được xem xét trong tổ chức của bạn. Khi hiểu từng bước, bạn có thể gặt hái thành công lớn bằng cách sử dụng bố cục này để tìm ra các giải pháp ngay cả với những vấn đề khó khăn nhất.
Những điểm chính
Quá trình giải quyết vấn đề 8 bước tập trung vào cải tiến sản phẩm và quy trình, mục đích của nó là xác định, sửa và loại bỏ các vấn đề lặp lại.
Nó nhằm mục đích thiết lập một hành động khắc phục vĩnh viễn dựa trên việc xác định nguồn gốc của vấn đề bằng cách xác định nguyên nhân gốc rễ.
Đây là cách tiếp cận khoa học có tính kỷ luật và hiệu quả cao để giải quyết các vấn đề mãn tính và tái diễn.
Công cụ giải quyết vấn đề Cynefin
Bạn có thể tiếp cận mọi tình huống mà bạn phải đối mặt theo cùng một cách? Tất nhiên là không. Một số vấn đề đòi hỏi những giải pháp phức tạp, trong khi số khác có thể được xử lý với các bước cơ bản nhất. Thông thường, vấn đề bạn phải đối mặt trong doanh nghiệp sẽ rơi vào đâu đó giữa hai thái cực đó. Không cần biết vấn đề bạn gặp phải là gì, Khuôn khổ Cynefin có thể giúp bạn hướng tới một kết luận thỏa đáng.
Cốt lõi của khuôn khổ này là cách mà nó phá vỡ vấn đề xuống một trong 5 bối cảnh. Ý tưởng là đặt vấn đề mà bạn đang phải đối mặt vào một trong 5 bối cảnh này, nó sẽ giúp bạn quyết định xem vấn đề đó cần phải tiếp cận ra sao.
Vấn đề rắc rối không xa lạ gì với các tổ chức (mọi hình thức và kích cỡ) và chúng thường do các chuyên gia khắc phục. Ví dụ: nếu bạn gặp sự cố kỹ thuật với trang web của mình, thường giải pháp đến từ ai đó trong nhóm CNTT. Ngay cả khi bạn có rất nhiều nhà quản lý giàu kinh nghiệm và những người ra quyết định bên ngoài bộ phận IT, những cá nhân này thường không có kiến thức chuyên môn để đưa ra một bước đi thông minh.
Phức tạp có vẻ tương tự như rắc tối, nhưng thực sự là hai khu vực rất khác nhau. Khi bạn chuyển sang Bối cảnh phức tạp, bạn đang đối phó với các vấn đề có thể không có giải pháp rõ ràng vào thời điểm hiện tại. Bạn không nhất thiết cần một chuyên gia – bạn chỉ cần thêm thời gian và thông tin. Thông thường, những vấn đề này cần được theo dõi trong một khoảng thời gian cho đến khi có một hành động được quyết định.
Khi nói tới thất bại, thường xảy ra khi bạn đối phó trong bối cảnh hỗn loạn. Vấn đề gặp phải trong khuôn khổ này không có mối liên hệ nhân quả rõ ràng, bạn có thể không có thời gian để tìm hiểu đầy đủ thông tin nhằm tìm ra một giải pháp tốt.
Bối cảnh cuối cùng của Khuôn khổ Cynefin là ‘Lộn xộn’. Một trong những thách thức gắn liền với phần này là việc bạn thậm chí không biết khi bạn ở thời điểm này.
Thậm chí có thể không rõ ràng vấn đề là gì. Do đó, việc thu thập thông tin cần được ưu tiên.
Sử dụng khuôn khổ Cynefin thường là một cách hay để bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề. Quá trình này sẽ không giải quyết được vấn đề từ đầu đến cuối – thay vào đó, nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Khi xác định được nó nằm đâu trong khuôn khổ này, vấn đề được tìm thấy, bạn có thể bắt đầu giải quyết chúng bằng nhiều phương tiện và phương pháp khác.
5Whys Công Cụ Giải Quyết Vấn Đề
5Whys Công cụ giải quyết vấn đề
Hằng ngày ta cần phải giải quyết rất nhiều vấn vì thế cần phải tìm ra những phương pháp để giải quyết vấn đề.
Có rất nhiều công cụ để làm sáng tỏ vấn đề, một trong những công cụ đó là 5 Whys? Sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tìm ra gốc rễ vấn đề.
Tại sao lại sử dụng “5 whys”?
5 whys là một kỹ thuật đơn giản dùng để giải quyết vấn đề, giúp người sử dụng nhanh chóng tìm ra gốc rễ thật sự. Được phổ biến vào những năm 1970 bởi hệ thống sản xuất Toyota, chiến lược 5 whys là xem xét một vấn đề bất kỳ và đặt câu hỏi: “Tại sao?”, “Nguyên nhân gì gây ra vấn đề này?” Thông thường, câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” đầu tiên sẽ gợi ra câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” thứ hai, rồi thứ ba và cứ thế. Do vậy mới có cái tên chiến lược 5 whys
Lợi ích của 5 Whys bao gồm:
* Nhanh chóng xác định nguyên nhân gốc rễ dẫn đến vấn đề
* Dễ học và dễ áp dụng
Làm thế nào để sử dụng công cụ:
Trong quá trình tìm giải pháp, hãy bắt đầu từ kết quả cuối cùng và suy ngược lại (hướng về nguyên nhân gốc rễ), liên tục hỏi: “Tại sao?”. Điều này cần phải được lặp đi lặp lại cho đến khi nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đã rõ ràng.
Gợi Ý:
5 Whys là một kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn nhanh chóng tìm ra gốc rễ của một vấn đề. Nhưng đó là tất cả những gì nó làm được, một vấn đề quá phức tạp thì nhiều khả năng “5 Whys” sẽ đưa bạn đi sai đường. Nếu bạn nhận thấy nó không nhanh chóng đưa ra câu trả lời đúng đắn và rõ ràng, thì có thể bạn sẽ phải cần đến những kỹ thuật tinh vi hơn, như các kỹ thuật tại phần giải quyết vấn đề.
Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
Published on
Một số công cụ hỗ trợ các bạn xác định và giải quyết vấn đề của bản thân, nhóm hay công việc của mình.
1. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giảng viên: Ths. Hoàng Kim Dương HCM, 11/2015
2. Thế nào được gọi là “vấn đề”?
4. Ví dụ Trạng thái mâu thuẫn giữa khoảng cách giữa thực tế và mong muốn. Là sự khác biệt giữa lẽ ra nó phải vậy so với thực trạng Đặt mục đích cần đạt, nhưng bằng cách nào thì chưa biết
6. 1 * Xác định vấn đề 2 * Phân tích nguyên nhân 3 * Đưa tất cả vấn đề quy về 1 mối 4 * Đề xuất giải pháp 5 * Lựa chọn giải pháp 6 * Đánh giá kết quả Quy trình giải quyết vấn đề
7. Bước # 1: Xác định vấn đề * What? * Where? * How? * When? * Who? * Why? Công cụ: 5W và 1H
8. Q? DIỄN GIẢI CHI TIẾT WHAT – Vấn đề này là gì Sinh viên lười học Kỹ Năng Mềm WHY -Tại sao lại xảy ra vấn đề này? -Tại sao đây lại là 1 vấn đề -Tại sao vấn đề này lại cấp bách – Sinh viên mệt sau giờ học tiếng Anh – Sinh viên lười học – Giảng viên giảng chán – Bài học gây buồn ngủ WHO -Ai gây ra vấn đề này – Ai chịu ảnh hưởng bởi tác động của vấn đề – Giảng viên – Sinh viên WHEN -Vấn đề xảy ra khi nào? 2 tuần qua WHERE -Vấn đề này xảy ra ở đâu -Tầm ảnh hưởng của nó rộng hay hẹp? Trong lớp học HOW -Làm sao để giải quyết vấn đề -Làm sao để giảm thiểu thiệt hại -Giảng viên thiết kế mộn học sinh động hơn – Giảng viên thay đổi phương pháp để phù hợp với sinh viên hơn -Sinh viên học tập nghiêm túc hơn
10. Lưu ý #2 Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác khác nhau nhưng # Tin đồn # Ý kiến cá nhân # Các điều tưởng tượng # Các vấn đề xem như là mặc định # Đỗ lỗi
12. Bước # 2: Phân tích nguyên nhân Công cụ: Biểu đồ xương cá (Fishbone diagram) Kaora Ishikawa, 1953
14. Bước #3: Đưa vấn đề về 1 mối Công cụ: – Sơ đồ tư duy – Nguyên tắc pareto
15. Nguyên tắc Pareto Xác định xem nguyên nhân nào thường xuyên xãy ra và ảnh hưởng nhiều đến kết quả
16. Sơ đồ tư duy
18. Bước #4: Đề xuất giải pháp Công cụ: – Brain storming Alex Osborn, 1930
19. Bước 1: Tổ chức một nhóm Bước 2: Thông báo rõ nội dung vấn đề cần giải quyết Bước 3: Mỗi thành viên trong nhóm tự do đưa ra ý kiến của mình Bước 4: Các ý tưởng đều được tôn trọng và ghi chú lại Bước 5: Cuối cùng, xem xét để lựa chọn các ý tưởng khả thi và thực hiện Cách triển khai
20. Trong nhóm của bạn có một thành viên thường xuyên không hoàn thành phần việc được giao, đi họp trễ và có thái độ làm việc nhóm không phù hợp. Hãy làm việc theo nhóm và sử dụng kỹ thuật brainstorming để đưa ra các giải pháp giúp đỡ thành viên ấy. * Thực hiện brainstorming * Đánh giá và lựa chọn các giải pháp khả thi * Chia sẻ với cả lớp THẢO LUẬN
21. Lưu ý #1 Những điểm làm hạn chế khi đề xuất giải pháp * Tìm kiếm 1 câu trả lời đúng nhất * Đợi sự đồng ý của toàn bộ mọi người * Ngại, xấu hỗ hay sợ thất bại * Chỉ giới hạn trong sách vở
22. Lưu ý #2 Những giải pháp nên đi kèm với – Đúng với phương pháp đang tiếp cận – Tìm ra giải pháp gì mới – Giải pháp nào vừa giải quyết vấn đề vừa vui
23. VÍ DỤ Hãy nối 9 điểm bằng 4 đường thẳng liên tục và không nhấc bút khỏi mặt giấy.
24. Bước #5: Lựa chọn giải pháp Công cụ: – Check sheet – SWOT analysisOption 1 Option 2 Option 3 Option 4 Desired Outcome Desired Outcome Desired Outcome Desired Outcome
25. Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp 4 Kết quả kỳ vọng 1 Kết quả kỳ vọng 2 Kết quả kỳ vọng 3 Kết quả kỳ vọng 4
26. Bước #6: Đánh giá kết quả Đánh giá dựa vào mục tiêu Giải pháp đáp ứng mục tiêu ở mức độ nào? Đánh giá bằng lượng hoá So sánh tiêu chí trước và sau thực hiện So sánh với tiêu chuẩn Những tiêu chuẩn đặt ra có được tuân thủ? Xem xét trên phương diện rộng Điểm mạnh, điểm yếu Hiệu ứng không mong đợi của giải pháp Chi phí phát sinh
6 Nguyên Tắc Nền Tảng Trong Giải Quyết Vấn Đề (Phần 1)
Một trong những thang đo rõ ràng nhất cho sự phát triển bản thân chính là cách thức bạn không ngừng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của mình, cụ thể là khi gặp phải một vấn đề rắc rối hoặc có một nguy cơ nào đó xuất hiện, bạn sáng suốt phân tích nguyên nhân sâu xa và đề ra hành động để loại bỏ nguồn gốc tiêu cực ấy chứ không chỉ đơn thuần là xử lý hậu quả hiện tại. Nếu một tổ chức luôn nỗ lực để phân tích và triệt tiêu mọi vấn đề theo một quy trình bài bản như vậy thì tổ chức ấy chắc chắn sẽ phát triển không ngừng. Thật tự nhiên và đơn giản!
Việc xác định khả năng giải quyết vấn đề là điểm mấu chốt bảo đảm sự phát triển liên tục của tổ chức nghe có vẻ dễ dàng, nhưng để thực thi lý thuyết đó một cách hệ thống và hiệu quả thì khó khăn hơn nhiều. Kỹ năng giải quyết vấn đề không phải bẩm sinh mà có, ngược lại đòi hỏi người ta phải trau dồi và rèn luyện ngày ngày. Không chỉ các cá nhân mà cả các tổ chức đều có thể thiết lập và phát triển những công cụ để chinh phục kỹ năng này.
Sau nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm những cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả và bền vững nhất tại nhiều tổ chức khác nhau, tôi đã đúc kết 6 bước nền tảng thống nhất với nhau thành một quy trình giải quyết vấn đề chặt chẽ. Nếu bạn kết hợp 6 bước này vào chiến lược giải quyết vấn đề của công ty mình thì sự phát triển liên tục chắc chắn sẽ xảy ra như một kết quả tất yếu. 6 bước nền tảng cụ thể như sau:
Bước 1: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề có hệ thống
Mặc dù hầu hết mọi người đều ý thức rằng việc giải quyết vấn đề cần phải được hệ thống thành một phương pháp rõ ràng, nhiều tổ chức vẫn lao vào xử lý vấn đề theo kiểu đụng đâu thì làm đó rất thiếu khoa học. Họ thường bám chặt vào một cách giải thích nào đó có vẻ rõ ràng hiển hiện nhất mà không hề đào sâu tìm hiểu cội rễ vấn để. Họ chạy bổ đến giải quyết nguyên nhân đó và khấp khởi hy vọng rằng họ đã chặt đứt hoàn toàn vòi bạch tuộc chính. Tuy nhiên, ở đây phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả thật ra lại rất đơn giản, đó là một bản đồ hành trình gồm từng bước nối tiếp nhau chặt chẽ nhằm phát triển giải pháp cho vấn đề. Có vô số lợi ích khi sử dụng một phương pháp chính thức như cậy: có thể liệt kê ở đây một số như sau:
– Bảo đảm phân tích gốc rễ vấn đề: Việc bạn không thể hoặc không muốn nhìn thẳng vào nguyên nhân sâu xa có thể được coi là cản trở lớn nhất trong quá trình giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, một khi bạn áp dụng phương pháp giải quyết theo hệ thống, trong đó khâu xác định nguyên nhân hiển hiện trước mắt.
– Xác định công cụ phân tích thích hợp cũng như cách thức ứng dụng trong thực tế: Hiện nay có vô số những công cụ phân tích khác nhau nhan nhản trên thị trường và thật khó để xác định công cụ nào sẽ thích hợp trong trường hợp nào. Một phương pháp giải quyết vấn đề hệ thống sẽ hướng dẫn cho bạn chọn lựa và sử dụng công cụ thích hợp.
1. Xác định vấn đề cần chuyên tâm theo đuổi
Vì một lý do nào đó, bước này thường bị loại ra khỏi nhiều quy trình giải quyết vấn đề. Có thể vì người ta cứ giả định rằng những người trong cuộc chắc chắn phải tự động hiểu rõ vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng trong thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trong mọi tổ chức đều có vô số đòi hỏi cho những cải tiến, thay đổi, sửa chữa; tuy nhiên nguồn lực lại luôn giới hạn. Các tổ chức cần sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân bổ các nguồn lực theo thứ tự đó. Những công cụ thích hợp cho bước này bao gồm động não, biểu đồ Pareto, biểu đồ Run, biểu đồ tròn, biểu đồ cột và bỏ phiếu.
Bằng cách diễn đạt rõ ràng và cô đọng nhất, hãy chỉ ra vấn đề thực sự là gì? Cung cấp chi tiết ai, cái gì, ở đâu và khi nào. Chẳng hạn “Khách hàng phàn nàn rằng những bộ phận này không hoạt động tốt” là một câu xác định vấn đề hoàn toàn vô nghĩa. Bạn phải thật cụ thể, chi tiết. Hãy luôn nhớ rằng việc xác định vấn đề cụ thể là tiền đề tiên quyết để truy tìm chính xác gốc rễ vấn đề. Công cụ thích hợp ở đây là động não, biểu đồ Pareto danh sách kiểm tra và biểu đồ cột.
3. Xác định nguyên nhân gốc rễ
Việc nhận diện chính xác vấn đề tự động sẽ dẫn đến việc xác định nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Cản trở lớn nhất trong bước này chính là bạn rất dễ nhầm lẫn giữa nguyên nhân gốc và những thứ có vẻ đại loại như vậy. Thông thường thì những thứ “có vẻ” như là nguyên nhân gốc chẳng có gì khác hơn là việc lặp lại chính vấn đề. Trước khi các thành viên tham gia vào nhóm giải quyết vấn đề, họ cần phải được đào tạo để phân biệt rõ giữa nguyên nhân gốc và những nguyên nhân “có vẻ” như nguyên nhân gốc. Công cụ thích hợp cho bước này bao gồm phỏng vấn, động não, biểu đồ nguyên nhân – kết quả và bỏ phiếu.
6. Đánh giá mức độ hiệu quả
Sau khi bạn đã thực thi giải pháp, phải có một việc khác xem xét đánh giá tính hiệu quả của hoạt động này. Việc đánh giá này ngày càng khách quan thì tốt; bạn không nhất thiết phải nhờ một người bên ngoài nhóm làm việc đánh giá kết quả hoạt động nhưng nếu làm được như vậy bạn sẽ tránh bị ảnh hưởng hoặc tác động và thu được những phản hồi khách quan, hữu ích hơn. Dù là khách hàng bên ngoài hay khách hàng nội bộ thì đó thực sự là những chuyên gia đáng tin cậy trong việc đánh giá. Nếu khách hàng không nhận thấy sự tiến bộ nào tức là bạn vốn dĩ bạn đã không tạo ra sự tiến bộ nào. Các công cụ thích hợp bao gồm kiểm toán, thu thập tài liệu kiểm chứng, các biểu đồ kiểm soát và năng lực quy trình.
7. Truyền thông và biểu dương
Bước này thường bị tảng lờ bởi nhiều tổ chức. Nhiều phương pháp giải quyết vấn đề khác không được đề cập đến bước này, mặc dù chính việc truyền thông là công cụ không thể thiếu trong việc tạo ra thành công cho những bước trước đó. Mọi người cần nắm thông tin về cách thức xác định và giải quyết vấn đề. Thông tin này cần được xây dựng cảm giác an toàn, tin tưởng trong tập thể và từ đó thiết lập nên nền văn hóa liên tục cải tiến. Sự công nhận cũng hết sức quan trọng, một người đã đóng góp để mang đến giải pháp cho vấn đề nên được đại diện của ban giám đốc cấp cao tuyên dương một cách trang trọng trước tập thể. Công cụ thích hợp này bao gồm khả năng thấu hiểu, kỹ năng giao tiếp và viết lách hiệu quả cũng như tính chính trực.
Mặc dù nhận thức xã hội còn lảng tránh chuyện xác định và thực thi một phương pháp giải quyết vấn đề theo hệ thống, những thách thức trong nền kinh doanh ngày nay không cho phép các doanh nghiệp khoanh tay làm ngơ trước việc thiết lập một hệ thống giải quyết vấn đề. Hãy nghiên cứu chọn lựa một phương pháp tối ưu và cam kết áp dụng nó tại mọi cấp độ trong tổ chức. Sau đó, tiến hành đào tạo tất cả nhân viên để đảm bảo thực hiện công cụ này trong toàn bộ tổ chức. Việc thực tập mài giũa thường xuyên sẽ giúp bạn sử dụng thuần thục hơn và tận dụng triệt để công cụ này, vì thế hãy tranh thủ áp dụng phương pháp này mọi lúc mọi nơi.
Những yếu tố nền tảng sau đây cũng là những yếu tố cấu tạo nên phương pháp giải quyết vấn đề vừa được phân tích ở trên. Việc quan sát tìm hiểu kỹ hơn về 5 yếu tố còn lại chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhận thức rõ ràng hơn.
Bước 2: Chỉ định cụ thể trách nhiệm giải quyết vấn đề
Dù công ty bạn có sử dụng chiến lược đội nhóm trong giải quyết vấn đề đi chăng nữa thì bạn cũng nên giao phó mọi vấn đề cho từng cá nhân cụ thể. Phải đảm bảo là cá nhân đó đồng ý nhận nhiệm vụ này. “Chủ Nhân” được chỉ định ở đây đơn giản sẽ là người quản lý dự án giải quyết vấn đề. Phải chắc chắn là người đó không hề suy luận rằng việc chỉ định này là một cách đùn đẩy trách nhiệm, biến họ thành kẻ giơ đầu chịu hàng nếu kết quả không như mong đợi. Phải truyền thông rõ ràng để họ hiểu rằng đây là kết quả lựa chọn của tập thể dựa trên sự tín nhiệm đặt vào năng lực lãnh đạo quản lý của người đó.
Trong một xã hội lý tưởng, sự đồng tâm hiệp lực của tập thể luôn mang lại sức mạnh giải quyết mọi vấn đề dù là nan giải nhất. Đôi khi chúng ta cũng có thể thấy điều này trong xã hội hiện thực. Tuy nhiên, các cá nhân được giao trọng trách dẫn dắt dự án mới có động lực để toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự thành bại của dự án đó. Đừng bao giờ xem nhẹ thực tế này, tin tưởng trao gửi quyền làm chủ cho ai đó có thể đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
Tổng hợp và biên soạn bởiHọc viện Quản trị HRD Academy
Bạn đang xem bài viết 5 Công Cụ Giải Quyết Vấn Đề trên website Duongveyeuthuong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!