Xem Nhiều 3/2023 #️ Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu # Top 10 Trend | Duongveyeuthuong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu mới nhất trên website Duongveyeuthuong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đôi nét về chùa Thiên Hưng.

Chùa Thiên Hưng ngoài tên gọi này ra thì còn có tên gọi khác là Chùa Đồng Ngộ, do Đại đức Thích Đồng Ngộ làm trụ trì. Đại đức Thích Đồng Ngộ ngoài việc được người dân biết đến là người trẻ tuổi tài cao, thì bên cạnh đó, ngài còn là một người rất am hiểu phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

Video flycam Chùa Thiên Hưng – Đẹp quá !

Ngôi chùa này không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp “cổ mà không cũ”, mà còn là một nơi rất linh thiêng, bởi đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hằng năm, các vị nguyên thủ quốc gia đều về thăm và trồng cây lưu niệm tại ngôi chùa này. Chính vì vậy, cây cảnh ở đây cũng rất đa dạng và phong phú.

Khuôn viên khác của chùa Thiên Hưng – Anh:ST

Chùa Thiên Hưng Bình Định ở đâu?

Di chuyển đến đây bằng cách nào?

Chùa Thiên Hưng thuộc xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn và cách trung tâm thành phố 26km tầm hơn 30 phút đi xe.

Trên đường đi tham quan Chùa Thiên Hưng đừng nên bỏ qua địa điểm check in siêu hot ở Quy Nhơn đó là Tháp Bánh Ít Quy nhơn!

Để tìm về với ngôi chùa này, từ trung tâm thành phố bạn có thể đón taxi, hoặc bạn cũng có thể bắt chuyến xe buýt Phù Cát – Quy Nhơn tại bến và báo dừng ở chùa Thiên Hưng. Khi xuống xe, bạn nhìn phía bên tay trái sẽ có 1 tòa tháp cao, và đó là đặc trưng của ngôi chùa này.

Còn một cách nữa, cách này mình thường hay khuyến khích các bạn nên tự đi để trải nghiệm. Các bạn có thể thuê xe máy và chỉ cần dùng google maps là ra ngay.

Chùa Thiên Hưng có gì đặc biệt?

Cũng như những ngôi chùa khác, chùa Thiên Hưng được xây dựng nên ngoài việc để các phật tử về cúng bái và cầu nguyện vào các dịp lễ tết, thì nơi đây cũng thu hút được số lượng lớn giới trẻ tham quan bởi cảnh quan phong phú và đa dạng. Từng khu sẽ cho du khách một cách nhìn khác nhau về kiểu kiến trúc cũng như cảnh quan thuộc khu đó.

Kiến trúc cổ đặc sắc

Chùa Thiên Hưng được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Bình Định. Ngôi chùa này không quá nguy nga tráng lệ hay cổ kính. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiện đại trong quần thể tâm linh Linh Phong của tỉnh nhà.

Ngoài khu chính điện, còn có các khu khác cũng tráng lệ không kém. Nơi đây ngày thường ít người đến thăm quan, chủ yếu là khách du lịch ở tỉnh khác. Khi đến đây vào những ngày như thế, du khách sẽ cảm thấy thư thái và tâm hồn thanh tịnh.

Màu xanh của cỏ cây, màu sắc tươi tắn của nhiều loại hoa. Nơi đây quả thực một “cổ trấn” trong phim mà nhiều người vẫn thường nhắc đến.

Tháp chuông – Nét đặc sắc của chùa

Ngoài khu chánh điện, công trình tháp chuông là một điểm không thể thiếu khi nhắc đến ngôi chùa này.

Tháp chuông tọa lạc trên một khu riêng biệt cùng với tượng Mười Tám vị La Hán. Chính giữa các vị La Hán có xây dựng một hồ nước phía dưới. Đây cũng là một điểm độc đáo của công trình này.

Hoa viên – rực rỡ sắc hoa

Bên cạnh các khu điện thờ, hoa viên của ngôi chùa này là sự kết hợp của bức tranh phong thủy hết sức độc đáo. Đến đây, du khách có cảm giác mình như đang lạc vào chốn bồng lai ở trần gian.

Có tiếng suối chảy róc rách, đàn cá tung tăng bơi lội, mùi hoa sứ thơm ngào ngạt,… tất cả tạo nên một cảm giác vô cùng thanh tịnh và thư thái.

Lưu ý khi vào tham quan Chùa Thiên Hưng

Không vứt rác, phóng uế bừa bãi.

Không ngắt hoa, bẻ cành, làm mất mỹ quan của chùa.

Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên.

Còn một điều nữa là các bạn nên đi tham quan ngôi chùa này theo từng phân khu để dễ dàng di chuyển, tránh bỏ lỡ các điểm tham quan hấp dẫn đã được đề cập ở phía trên.

Ở chùa nay đã có bãi giữ xe cho du khách và các quầy bán nước phục vụ khách thăm quan du lịch. Thế nhưng nếu các bạn muốn đi loanh quanh để khám phá khu vực này thì mình sẽ bật mí cho các bạn những quán ăn ngon ở gần đó và đảm bảo rằng các bạn sẽ thích cho mà xem!

Các địa chỉ ăn uống xung quanh Chùa Thiên Hưng?

Sau một buổi loanh quanh thưởng ngoạn và check in thỏa thích nơi đây, đã đến lúc nạp năng lượng rồi nhỉ?

Đồ nướng thơm ngon

Ở khu vực này có một quán đồ nướng rất rất ngon mà giá cả lại rẻ bèo nữa, tuy nhiên thì đường hơi khó đi vì nó ở trong hẻm.

Quán này không có tên các bạn ạ. Quán này thuộc địa phận trị trấn Đập Đá, từ chùa Thiên Hưng chạy thẳng ra khoảng 2km. Quán ở đường Đô Đốc Tuyết, từ đầu đường chạy vào thuộc con hẻm thứ hai phía bên tay phải. Đồ nướng ở đây cực kỳ đa dạng, mà nước chấm lại rất là ngon.

Nếu có dịp, các bạn nên ghé thử. Theo mình cảm giác thì đây là quán nướng ngon nhất từ trước đến giờ có giá học sinh mà mình được biết.

Mỳ cay – Ăn vặt

Ngoài ra cũng nổi tiếng không kém trong khu vực là quán “Mì cay – Ăn vặt – Trà Sữa Habisu” có địa chỉ 64 Huỳnh Đăng Thơ, thị trấn Đập Đá, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Bài viết theo cảm nhận cá nhân, mọi ý kiến đóng góp và chỉnh sửa, bổ sung mong các bạn gửi phản hồi cho page Top10quynhon.

Chùa Thiên Hưng Được Mệnh Danh Ngôi Chùa Đẹp Nhất Bình Định

Trang chủ

Chùa Thiên Hưng được mệnh danh ngôi chùa đẹp nhất Bình Định

Về Bình Định, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua là chùa Thiên Hưng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của xứ võ, được xem là “Phượng Hoàng cổ trấn” của Việt Nam.

Chánh điện chùa Thiên Hưng nhìn từ vườn tản bộ.

Chùa Thiên Hưng tọa lạc tại phường Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc và sân bay Phù Cát khoảng 10 km về phía nam. Chùa nằm gần quốc lộ 1A nên rất thuận đường. Hầu hết các tour du lịch về Bình Định sau khi xuống sân bay Phù Cát đều chọn chùa Thiên Hưng làm điểm đến đầu tiên. Vì thế, hàng ngày chùa đều đón một lượng khách đến vãn cảnh, viếng Phật khá lớn.

Gác chuông và chánh điện.

Về thăm chùa Thiên Hưng, du khách sẽ ngỡ ngàng trước không gian rộng lớn, thoáng đãng, tươi mát của chùa. Chùa nằm trên một khu đất rộng, được bao bọc xung quanh bởi ruộng đồng, hồ nước và cây xanh. Trong khuôn viên chùa có nhiều ao sen, hàng trúc, vườn hoa, vườn cây cảnh, vườn tượng, vườn tản bộ, vườn thượng uyển, non bộ… với nhiều cây xanh rợp bóng. Chính không gian yên bình, thoáng mát của chùa mang sẽ đến cho khách thập phương cảm giác thanh tịnh, thư thái.

Tượng các vị La Hán trên vườn thượng uyển.

Chùa có kiến trúc khá đặc biệt, là sự phối hợp giữa truyền thống kiến trúc Á Đông và kiến trúc hiện đại. Chùa có nhiều hạng mục, gồm cổng tam quan, khu chánh điện, bảo tháp, tượng Quan Âm, tượng các vị La Hán, các vị Hộ pháp, hàng trụ đá chép kinh, gian nhà cổ, thư phòng, trà thất, đình thủy tạ,… tất cả đều được bài trí trang nghiêm, hài hòa. Mặc dù chủ yếu dược xây bằng chất liệu bê tông cốt thép nhưng tất cả các công trình của chùa đều có kiến trúc mái cong, lợp ngói âm dương. Nhờ đó, kiến trúc tổng thể của chùa Thiên Hưng toát lên vẻ cổ kính, thâm trầm mà gần gũi, bình dị.

Phía sau vườn cây cảnh là bảo tháp 12 tầng.

Đặc biệt, chùa Thiên Hưng hiện đang lưu giữ Ngọc Xá lợi của Phật tổ Thích Ca, được tôn là Phật ngọc hòa bình thế giới. Phật ngọc hòa bình thế giới được cung nghinh từ chùa Vàng ở Yanggoon, Myanmar vào tháng 7 năm 2013. Hiện nay, chùa đón hàng trăm du khách thập phương đến chùa chiêm bái Phật ngọc mỗi ngày.

Mỗi ngày, chùa đón hàng trăm du khách đến vãn cảnh, viếng Phật.

Không chỉ nằm sát quốc lộ 1A, gần sân bay Phù Cát, chùa Thiên Hưng còn nằm gần tháp Cánh Tiên, tháp Bánh Ít, chùa Thập Tháp, thành Hoàng Đế… là những di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia nổi tiếng của Bình Định. Nằm trên vùng đất kinh đô văn vật của xứ võ, chùa Thiên Hưng là một điểm nhấn mang vẻ đẹp hiện đại hài hòa với truyền thống và thiên nhiên sẽ là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du khách về với miền đất võ.

Hàng trụ đá chép kinh trước chánh điện.

Về Bình Định đến thăm chùa Thiên Hưng, chiêm bái Phật ngọc hòa bình thế giới, vãn cảnh chùa, chắc chắn du khách sẽ tìm được cho mình những phút giây thanh tịnh, an yên nơi chốn thiền môn, giữa một không gian đẹp và thoáng đãng, yên bình.

Hồ nước phía bên tả chánh điện.

Khu nhà cổ giữa khuôn viên chùa nhìn từ trên cao.

Du khách nghỉ chân khi đến vãn cảnh chùa.

Dãy thư phòng của chùa là những nhà cổ rất có giá trị.

Phạm Tuấn – Báo Gia Lai

5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương

Tọa lạc trên ngọn núi cùng tên thuộc phường Bình An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), ngôi cổ tự Châu Thới gắn với sự tích hòn đá thần cầu an không thể phá bỏ, kể cả nổ mìn. Đặc biệt, có lời đồn vì hòn đá này mà khu vực quanh chùa không có sóng điện thoại di động. Người dân gọi hòn đá này là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.

“Ông Tà”. Ảnh: Pháp luật VN

Ảnh: Youvivu

Theo Pháp luật Việt Nam, đứng từ xa thấy rõ cổ tự với 2 bức tượng phật Quan Âm cao 22,5m, nặng 100 tấn đặt trên đỉnh núi cao. Với 220 bậc thang được xây dựng vào năm 1971 đã tạo nên con đường quanh co uốn lượn lên chùa thật nên thơ.

Ảnh: Youvivu

Đỉnh mái chùa có chín con rồng lớn nhìn ra nhiều hướng với những họa tiết chạm trổ sinh động. Hiện cổ tự Châu Thới đang lưu giữ nhiều pho tượng quý đúc bằng đồng và đá cẩm thạch được các nghệ nhân tận xứ Huế vào chế tác.

Ảnh: Youvivu

Ngoài ra, nhà chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Diêm Vương bằng đất nung, là hai bộ tượng xưa và độc đáo cho thấy nghề gốm ở địa phương phát triển khá sớm.

Ảnh: Youvivu 2. Chùa Thái Sơn

Theo Du lịch 24h, chùa Thái Sơn tọa lạc ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong Khu du lịch sinh thái Núi Cậu – Hồ Dầu Tiếng. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.

Ảnh: Tripnow

Đầu tiên, du khách sẽ đến thăm chùa Thái Sơn nằm lưng chừng dưới chân núi Cậu có độ cao chừng 50m. Tuổi Trẻ cho biết, chùa do hòa thượng Thích Đạt Phẩm, còn gọi là Thầy Sáu, xây dựng năm 1988, với khuôn viên trên 5ha gồm các hạng mục như cổng tam quan rất bề thế, lợp ngói xanh giả cổ, ngôi Cửu Trùng Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát cao 12m, chánh điện điện ngọc rất hoành tráng được kiến trúc theo phong cách cổ lầu phương Đông.

Ảnh: Tripnow

Sau khi tham quan cảnh chùa, du khách ra phía sau chánh điện. Ở đây có một con đường lên núi với hơn 1.000 bậc tam cấp đá. Lưng chừng núi có quán giải khát bán nước ngọt, nước suối và có võng cho khách nằm nghỉ mệt.

Đỉnh núi có một am miếu nhỏ hai tầng, dưới thờ tượng “Cậu Bảy” mặc áo nhà võ, thủ tấn, đi quyền trông rất oai phong, lẫm liệt.

Ảnh: Thái Sơn

Du khách có thể ngồi chơi ở nhà mát trên đỉnh núi Cậu, cạnh nhà mát có một cây sung cổ thụ 300 năm tuổi. Vùng núi Cậu còn nhiều loại gỗ quý như gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng… Đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như nai, mễn, heo rừng…

Ảnh: Tripnow

Từ Am Cậu trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát hồ Dầu Tiếng trắng xóa, rộng mênh mang xa tít đến tận chân trời.

3. Chùa Hội Khánh

Theo thông tin trên website của tỉnh Bình Dương, ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/1993.​

Ảnh: Youvivu

Nơi đây cũng đón nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á. Với kích thước dài 52m, cao 12m nằm cách mặt đất 24m.

Ảnh: Youvivu

Đã từ lâu, chùa Hội Khánh là một trung tâm tu học Phật giáo trong vùng. Nhiều thầy đào tạo từ chùa đã ra mở chùa mới và trụ trí ở đó

Ảnh: Youvivu 4. Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma. Ảnh: Du lịch Bình Dương

Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân, Du lịch 24h cho hay.

Chính điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí…

Ảnh: Du lịch Bình Dương

Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chính điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét.

Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa… năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai.

5. Chùa Bà Thiên Hậu

Tại khu vực trung tâm của Thủ Dầu Một còn có hai địa chỉ kiến trúc rất đẹp nữa chính là Chùa Bà Thiên Hậu.

Ảnh: Du lịch Bình Dương

Ngôi miếu gồm 3 dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Điên Đảo Trước Ngôi Chùa Đẹp Hơn Cả “Phượng Hoàng Cổ Trấn” Ngay Tại An Nhơn

Bạn là tín đồ của những bộ phim cổ trang Trung Quốc? Bạn từng ngất ngây trước cảnh sắc thần tiên của Phượng Hoàng cổ trấn trong phim? Bạn từng khao khát được đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn nhưng lại không đủ kinh phí? Đừng lo, sẽ có cách… HiQuyNhon sẽ mách bạn một điểm đến đẹp tuyệt vời, nơi mà bạn không cần phải đi đâu xa, cũng đã điên đảo trước vẻ đẹp của “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt chùa Thiên Hưng tỉnh Bình Định

Từ Quy Nhơn Di Chuyển Đến Chùa Thiên Hưng Bình Định Bằng Cách Nào?

Chùa Thiên Hưng thu hút du khách còn bởi bức tranh đồng nội dung dị, mộc mạc ở xung quanh chùa. Trước mặt chùa là những cánh đồng lúa bao la, mơn mởn xanh tươi, khẽ đu đưa, làm duyên với gió. Đó là chưa kể hương thơm thoang thoảng của mùi lúa chín phả vào không gian, nếu du khách đến chùa vào mùa gặt. Chùa còn được ôm ấp, bao bọc bởi hào nước với những dòng chảy lững lờ như chính nhịp sống chậm rãi chốn thiền môn. Thêm vào đó, cây cầu nhỏ nhỏ, xinh xinh bắc qua hào nước đến chùa như một mảnh ghép điểm tô thêm vẻ đẹp yên ả nơi miền quê An Nhơn, như cầu nối giữa một bên là sự xô bồ, hối hả của nhịp sống phức tạp ngoài kia, một bên là sự thanh tịnh, bình yên nơi cửa phật. Ấn tượng của “phút ban đầu lưu luyến” không thể không kích thích trí tò mò, mong muốn khám phá của du khách về chùa Thiên Hưng.

Nhìn chung, kiến trúc của chùa Thiên Hưng có sự kết hợp hài hòa giữa chất Á Đông và nét đẹp của thiên nhiên. Đến với “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt tại An Nhơn này, bạn như “lạc trôi” vào một bức tranh cổ với những gam màu tĩnh lặng.

Trước vẻ đẹp mê mẩn lòng người của gian nhà cổ nơi đây, ắt hẳn bạn sẽ không chút băn khoăn mà làm ngay những tấm selfie để lưu giữ khoảnh khắc đẹp đẽ, đậm màu hoài cổ này.

Nếu bạn muốn tìm chút “của lạ”, mang phong cách của xứ sở kim chi thì còn ngần ngại gì nữa mà không nhanh chân rảo bước đến chiêm ngưỡng và chụp hình với tán cây lủng lẳng lồng đèn treo hoặc vươn mình trong nắng mai, dưới bầu trời trong xanh…

Hay đơn giản hơn, bạn có thể ngồi trên bãi cỏ xanh tươi, dưới những bóng cây rộng, để khoan khoái, thoải mái hít thở không khí trong lành, mát rượi của buổi sớm mai, cùng những tia nắng nhảy nhót trên cành cây và thấy lòng bình yên đến lạ.

Đặc biệt, nơi đây hiện đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Vì vậy thăm chùa Thiên Hưng – Bình Định để chiêm bái Ngọc Xá Lợi Phật Tổ là điều không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn – Bình Định của những người giàu đức tin vào Phật. Họ tin rằng Ngọc Xá Lợi chứa đựng năng lực mầu nhiệm, mang mọi sự bình an, giải trừ nghiệp ác, cảm hóa con người, nuôi dưỡng lòng bác ái.

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Thiên Hưng là tháp chuông cao 12 tầng. Tháp chuông được trang trí rất công phu.

Khi màn đêm buông xuống, tháp chuông trở nên lung linh huyền ảo. Nhờ vậy, chùa Thiên Hưng – “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt tại An Nhơn, cũng rực rỡ trong ánh đèn, nhuốm màu cổ kính, nên thơ.

Lưu Ý Nhỏ Khi Đi Chùa Ở Quy Nhơn Để Được May Mắn:

Trang phục đi chùa gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

Nguyên tắc ra vào chùa : Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Nguyên tắc dâng hương : Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ… Khi cắm hương chỉ nên cắm 1 cây hương. Nhiều người cho rằng cắm hương vào đồ lễ của mình thì mới thiêng, Phật Thánh mới biết, là không đúng. Dâng hương ở chùa PHẢI chọn lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Không dùng hoa dại, hoa tạp để cũng Phật.

Đi chùa cầu nguyện gì? : Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.

Bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau mau xách ba lô lên và đi đến chùa Thiên Hưng để “mục kiến sở thị”, tận hưởng cảnh sắc nên thơ, trữ tình cùng cảm giác yên bình, dịu nhẹ trong cõi lòng? Nào, “Phượng Hoàng cổ trấn” phiên bản Việt chùa Thiên Hưng Bình Định, let’s go!

Thảo Vy – Hiquynhon

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.com.

Bạn đang xem bài viết Review Chùa Thiên Hưng Bình Định – Ngôi Chùa Đẹp Nhất Xứ Nẫu trên website Duongveyeuthuong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!