Top 10 # Xứ Sở Bạch Dương Là Nước Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Duongveyeuthuong.com

Xứ Sở Bạch Dương Là Nước Nào? Có Gì Đặc Biệt Ở Nga

Cây bạch dương – biểu tượng thiên nhiên và vẻ đẹp của nước Nga, rừng bạch dương có một vị trí rất đặc biệt trong văn hóa của đất nước. Một biểu tượng thơ mộng, hình ảnh trữ tình của mùa xuân, ánh sáng của sự thuần khiết trinh nguyên. Điều này đã tạo nên điểm đặc biệt của nước Nga một đất nước được mệnh danh là xứ sở bạch dương.

I. Tìm hiểu về cây bạch dương

Thân cây bạch dương mảnh khảnh mang đến hình ảnh của một cô gái Nga khiêm tốn, xinh đẹp. Ngoài ra, một rừng bạch dương còn mang đến lợi ích kinh tế. Vì thế nên nước Nga được mệnh danh là xứ sở bạch dương.

Tổ tiên người Nga tin rằng cây có thể tránh được mắt ác, do đó trẻ sơ sinh thường được quấn trong nôi bạch dương. Trước khi Kitô giáo trở thành tôn giáo của Nga, mọi người thậm chí tin rằng linh hồn của họ di cư vào cây bạch dương khi chết. Ngày nay, các phần của cây được tận dụng chẳng hạn như: thân cây bạch dương, vỏ cây bạch dương để sử dụng làm vật trang trí cho nhà thờ và nhà cửa trong ngày lễ Ngũ tuần.

Người Slav coi bạch dương như một món quà được ban từ Chúa để bảo vệ họ. Cây bạch dương sẽ được người dân trồng gần nhà, bao quanh ngôi làng thành một rừng bạch dương tựa như hàng rào bảo vệ chống lại mọi điều xấu và tạo thêm sức mạnh cho họ. Bạch dương cùng những chế phẩm bao gồm cả vỏ cây bạch dương được coi là bùa chống lại các thế lực xấu.

Người Slav cổ đại đã sử dụng vỏ cây bạch dương để làm mọi thứ, từ giấy viết đến giày dép. Nghề thủ công chế tác vỏ cây bạch dương là một trong những nét văn hóa truyền thống lớn của nước Nga.

Trong nhiều thế kỷ, Berezka (bạch dương) đã nổi tiếng vì tác dụng chữa bệnh của nó. Mỗi khi stress dạo trong khu rừng bạch dương giúp bạn vui vẻ và khỏe mạnh. Hơn nữa người dân nước Nga tin rằng chạm vào cây bạch dương sẽ cân bằng cảm xúc và giảm mức độ căng thẳng.

II. Một vài sự thật thú vị về cây bạch dương

Trong lịch dân gian của người Slav – (dân tộc Ấn-Âu sống chủ yếu tại khu vực châu Âu trong đó có lãnh thổ Nga). Họ đặt những cây bạch dương ở những nơi trang trọng nhất. Mỗi năm vào tháng 1 – 3 là lúc để thu hoạch nhựa cây bạch dương, đây là loại nhựa bạch dương đem lại giá trị lớn cho người Nga. Nó không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có thể làm ra mỹ phẩm Nga để làm đẹp và còn vô số tác dụng khác mà bạn không ngờ đến.

Trong lịch sử cổ đại, bạch dương mang biểu tượng của nền giáo dục. Thời đại mà giấy chưa được biết đến thì những người không có cơ hội mua giấy da đắt tiền tận dụng vỏ cây bạch dương để viết chữ. Các phát hiện khảo cổ cho thấy việc sử dụng rất nhiều bản thảo birchbark ở Nga.

III. Các tác dụng không ngờ tới của cây bạch dương nước Nga

Bạch dương không chỉ là loài cây có giá trị về kinh tế mà nó còn mang lại vô số lợi ích tuyệt vời khác trong nền y tế Nga, công nghiệp ở Nga và về văn hóa Nga.

1. Lợi ích chung của cây Bạch Dương nước Nga:

Chữa bệnh: Nhựa bạch dương đã được sử dụng như một phương thuốc của Nga chống lại hàng trăm bệnh tật. Không những vậy, tinh dầu bạch dương còn có công dụng tuyệt vời để trị các bệnh do giun gây ra. Tinh dầu bạch dương được chế phẩm thành thuốc viên sử dụng để tẩy giun và làm thuốc lợi tiểu. Vỏ cây bạch dương bên trong được cho là chữa bệnh sốt rét, bệnh gút, bệnh phổi, bệnh ngoài da và chữa lành vết thương và nhiễm nấm.

Chống ung thư: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thậm chí còn báo cáo rằng axit Betulinic, được làm từ betulin chiết xuất từ ​​vỏ cây bạch dương, hiện đang được nghiên cứu về hiệu quả chống lại ung thư, khối u, khối u ác tính và một số bệnh ung thư não.

Trang trí: Theo truyền thống, gỗ bạch dương được sử dụng để xây dựng công trình và sản xuất các mặt hàng trang trí, vì nó dễ dàng gia công và đánh bóng.

Trong công nghiệp: gỗ bạch dương cũng được sử dụng để làm ống hút sử dụng cho một số loại thực phẩm. Dùng để vẽ tranh, trong khi lá được sử dụng để nhuộm màu len, lụa và bông

Văn hóa: Trong tất cả các mục đích cho bạch dương, việc sử dụng nó trong các nghi lễ văn hóa và tâm linh có thể là quan trọng nhất.

2. Các tác dụng riêng từng phần của cây Bạch Dương:

Cây bạch dương nước Nga là một trong những loại cây có nhiều công dụng lợi ích khác nhau. Các bộ phận từ cây bạch dương đều sử dụng được và ứng dụng nhiều để phục vụ trong đời sống hằng ngày từ công nghiệp, y học cho đến ngành mỹ phẩm Nga.

2.1 Lá bạch dương

Lá bạch dương được xem là một dược liệu tốt để chế tạo thuốc chữa bệnh trong y học và làm đẹp. Lá bạch dương thường được thu hoạch vào tháng 5, thời điểm cây đang trong quá trình ra hoa bạch dương. Lá cây bạch dương lúc này vẫn còn non, có độ dính nhẹ trên tay và có một mùi thơm nhẹ thoang thoảng. Sau khi được thu hoạch lá bạch dương sẽ được phơi khô và thời gian lưu trữ lên đến 2 năm.

Trị viêm: lá bạch dương ngâm rượu uống kháng viêm, tiêu sưng, tốt cho đường hô hấp nhất là trong các mùa lạnh nước Nga

Trị đau khớp: bằng cách đắp lá bạch dương xung quanh vùng bị đau và cố định chúng bằng 1 miếng băng gạc

Giảm nếp nhăn: Ngâm vài lá bạch dương tươi với nước sôi khoảng 2 tiếng, sau đó thấm nước ngâm từ lá bạch dương đắp lên vùng có nếp nhăn sẽ giảm nhăn hiệu quả nếu làm thường xuyên

Giảm cân: Nấu 0,5kg lá bạch dương non với 2 lít nước và ngâm mình trong bồn tắm từ 15-20 phút

2.2 Vỏ cây bạch dương

Trong công nghiệp, xây dựng và sản xuất sản phẩm, vỏ cây bạch dương được sử dụng rất rộng rãi. Các thế kỉ trước người dân Nga đã biết tận dụng vỏ cây bạch dương để làm giấy viết và chế tạo một số vật dụng khác để phục vụ trong đời sống.

Sản xuất quà lưu niệm: vỏ cây bạch dương có thể chế tạo ra đồ chơi, dây chuyền hay bùa hộ mệnh và một số đồ trong nghệ thuật trang trí

Trong xây dựng: nhờ đặc tính chống nước của cây bạch dương, nên khi xây dựng nhà người dân Nga sẽ sử dụng nó như một lớp nền giữa bê tông và nhà gỗ.

2.3 Nhựa cây bạch dương

Nhựa cây bạch dương là một chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm đặc trưng riêng. Nó được biết đến như một loại thức uống thơm ngon bổ dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh. Giá trị của nhựa cây bạch dương là rất lớn, nếu sử dụng thường xuyên sẽ cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, làm sạch phổi, loại bỏ độc tố trong gan thận, giúp tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất trong cơ thể.

Trong mỹ phẩm: mỹ phẩm Nga làm từ nhựa cây bạch dương cải thiện tình trạng da, tóc, chữa lành vết thương, loại bỏ sắc tố, làm mờ sẹo,…

Trong đời sống: nhựa cây bạch dương đa dạng, phong phú về thành phần do chứa đến 10 loại axit amin tốt cho cơ thể. Nước uống nhựa bạch dương giúp cải thiện hệ thống tim mạch, trị gút, viêm khớp, nhiễm phóng xạ,…

Nếu có dịp du lịch Nga – đất nước xinh đẹp, thì không nên bỏ lỡ các chuyến tham quan đến những khu rừng bạch dương và đừng quên mua vài món đồ tốt cho sức khỏe được làm từ cây bạch dương như: mỹ phẩm Nga từ nhựa bạch dương, nước uống nhựa bạch dương, các loại thuốc từ lá bạch dương, quà lưu niệm từ vỏ bạch dương và thân cây bạch dương,…

IV. Bạch dương được đưa vào nghệ thuật, bài hát và thơ ca

Nghệ sĩ nổi tiếng người Nga Arkhip Kuindzhi, người đã cho ra những bức họa phong cảnh lãng mạn về trạng thái của cây bạch dương và thể hiện nó một cách thật nhất của thiên nhiên. Có một số biến thể Birchtree Grove của Kuindzhi. Ông đã thử nghiệm một số màu sắc chuyên sâu và những quan điểm khác nhau để đạt được sự sống động trong bức tranh.

Một ví dụ tuyệt vời khác về bức tranh Kuindzhi là Birch Grove năm 1879 của ông, nơi ông đã phát triển một tầm nhìn mới: bức tranh vừa thực tế vừa được quy ước hóa và trông như một bản chất cô đọng của hiện thực. Du lịch Nga bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các bức bích họa nổi tiếng này.

V. Tác phẩm rừng bạch dương của nhiều họa sĩ nổi tiếng

VI. Cây bạch dương biểu tượng cho thiên nhiên và vẻ đẹp của nước Nga

Từ trước đến nay người ta vẫn gọi nước Nga bằng một cái tên nữa, đó là xứ sở Bạch Dương bởi ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây bạch dương thân mọc thẳng tắp, cành lá thưa, vỏ trắng, cành mềm, gió thổi đu đưa trên khắp các con đường tại Nga. Cây bạch dương là hiện thân của mùa xuân thơ mộng, ánh sáng và sự tinh khiết. Nhắc đến cây bạch dương, người ta cũng nghĩ ngay tới những cô gái xinh đẹp và trang nhã.

Cây bạch dương được trồng trên khắp nước Nga, gắn bó với đời sống sinh hoạt và có vị trí đặc biệt trong văn hóa của quốc gia này. Trong thơ ca, nhạc, họa, hình ảnh bạch dương được sử dụng rất nhiều. Vì vậy, cây bạch dương là loài cây biểu tượng quốc gia của Nga và không có gì khó hiểu khi đất nước này được nhiều người biết đến với biệt danh xứ bạch dương.

Đồng Đội Từ Xứ Sở Bạch Dương

QĐND– Dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam, đoàn cựu chiến binh 3 nước: Nga, U-crai-na, Bê-la-rút từng giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã có buổi giao lưu đầm ấm với các CCB của Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ). Những tấm danh thiếp, những bức ảnh kỷ niệm cùng nhiều món quà giản dị đã được trao tay. Khi về nước, những lá thư viết bằng tiếng Nga lại được họ tiếp tục gửi gắm và trở thành sợi dây nối dài tình hữu nghị…

Trước giờ giao lưu, các CCB Trung đoàn phòng không 238 đã tỉ mẩn, nắn nót viết bằng tiếng Nga tên ba thành viên trong đoàn CCB Nga lên những tấm kỷ niệm chương, đó là tên cô con gái và hai người cháu của liệt sĩ Vi-ta-li Xmia-nốp (nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 82, Trung đoàn tên lửa 238, Quân chủng PK-KQ). Lần gặp mặt này, họ kể nhiều về trường hợp hy sinh của chiến sĩ người Nga Vi-ta-li Xmia-nốp, câu chuyện đã khiến chị Lu-pi-nô-gô-va Na-ta-li-a, con gái liệt sĩ Vi-ta-li Xmia-nốp không nén nổi xúc động. Chị ngồi ở hàng ghế sau, lặng lẽ lau những giọt nước mắt khi nghe các đồng đội của cha kể về những tháng ngày ác liệt ở chiến trường.

Chị Lu-pi-nô-gô-va Na-ta-li-a (thứ hai, hàng đầu, từ phải sang), con gái liệt sĩ Vi-ta-li Xmia-nốp tại cuộc gặp mặt với các CCB Quân chủng PK-KQ (tháng 4-2013).

Đó là ngày 17-10-1965, tại trận địa tên lửa Chũ (Lục Nam, Bắc Giang) của Tiểu đoàn 82 (Trung đoàn 238) diễn ra trận đánh chống trả máy bay Mỹ. Trong trận đánh, tiểu đoàn đã bắn rơi hai máy bay cường kích của địch nhưng trận địa cũng bị trúng bom của các máy bay hộ tống. Giàn dẫn tên lửa và hai giàn phóng của tiểu đoàn bị phá hủy, một số chiến sĩ hy sinh và bị thương, trong số đó có chiến sĩ người Nga, binh nhì Vi-ta-li Xmia-nốp. Anh bị thương rất nặng bởi những mảnh bom vào sườn và chân. Ngay sau đó, Vi-ta-li Xmia-nốp đã được các bác sĩ của Quân y viện 108 tận tình cứu chữa, nhưng một tuần sau, ngày 24-10-1965, Vi-ta-li đã hy sinh ở tuổi 20, anh để lại quê hương (làng Yaya, tỉnh Ke-me-rô-vô) người vợ trẻ và cô con gái bé bỏng Lu-pi-nô-gô-va Na-ta-li-a mới 16 tháng tuổi. Rất nhiều năm sau, vì bí mật quân sự nên việc tham gia của các quân nhân Xô-viết trong chiến tranh Việt Nam luôn được giữ kín, bởi vậy khi thi thể liệt sĩ Vi-ta-li được chuyển về nước, ngay cả cha mẹ anh cũng không được biết con trai mình đã chiến đấu và hy sinh ở chiến trường nào…

“Kính thưa chị Lu-pi-nô-gô-va Na-ta-li-a, chúng tôi, những CCB Việt Nam xin được gửi lời chia sẻ tới những mất mát, đau thương của gia đình. Tại chiến trường này, đồng chí Xmia-nốp, người cha thân yêu của chị đã tham gia chiến đấu cùng bộ đội Việt Nam và anh dũng hy sinh…”-Đại tá Nguyễn Quang Hùng-nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ đã chân thành chia sẻ với cô con gái của liệt sĩ người Nga.

Trong khoảng lặng của cuộc gặp gỡ, các CCB Xô-viết và CCB Việt Nam đã nêu lên một nguyện vọng chung, đó là cần xây dựng tại Việt Nam những đài tưởng niệm hoặc bia ghi danh để tưởng nhớ công ơn các chuyên gia, các CCB Liên Xô từng tham gia chiến đấu và hy sinh tại Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, chúng tôi được Thượng tá Ninh Công Khoát, nguyên cán bộ phiên dịch thuộc Quân chủng PK-KQ, kể về một người bạn mới quen, đó là CCB người U-crai-na Vin-sép-xki Vla-đi-mia. “Ông là chuyên gia tên lửa từng công tác tại Xưởng A31 và Trung đoàn 278 trong các năm 1966-1967. Trong lần trở lại Việt Nam tháng 12-2012, người CCB này có ý định tìm gặp lại cô nữ sinh phiên dịch tên là Nguyễn Thị Hiền (hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội), tôi đã liên lạc, giúp hai thầy trò có dịp gặp lại nhau tại Nhà khách Bộ Quốc phòng. Từ đó, tôi và ông đã trở nên thân thiết, những lúc rảnh rỗi, chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc bằng thư điện tử để thăm hỏi, chúc mừng nhau vào mỗi dịp kỷ niệm của hai nước”.

Sau này, CCB Vin-sép-xki đã gửi cho ông Khoát những trang hồi ký kể về quãng thời gian sát cánh cùng bộ đội phòng không Việt Nam. Mới đây, ngày 29-4-2013, nhân kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam, CCB Vin-sép-xki đã nhờ CCB Ninh Công Khoát chuyển tới các CCB PK-KQ Việt Nam một lá thư chúc mừng. Bức thư viết:

“Kính gửi các đồng chí CCB và cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng PK-KQ Quân đội nhân dân Việt Nam – những chiến sĩ trên mặt trận khó khăn của đất nước Việt Nam bất diệt!

Thay mặt Hội CCB vùng Ô-đe-xa từng ở Việt Nam: U-li-a-sen-kô V.I và Vin-sép-xki V.A.”

Mô Hình Kiến Trúc Đẹp Về Xứ Sở Bạch Dương

Với những ai yêu thích du lịch và đam mê khám phá có lẽ không thể nào bỏ qua được đất nước có nhiều phong cảnh đẹp cũng như bề dày văn hóa lịch sử này. Bên cạnh đó, nước Nga còn được yêu thích chính bởi thiên nhiên trong lành và mát, thậm chí đây đã được mệnh danh là xứ sở Bạch Dương do có hệ thống cây xanh họ bạch dương rất đa dạng phong phú. Nước Nga có diện tích rất rộng lớn, để đi hết và ngắm nhìn hết đất nước không biết chúng ta phải mất bao nhiêu là thời gian và kinh phí. Chính vì vậy, các kỹ sư đã l àm mô hình kiến trúc nước Nga để giới thiệu đến bạn bè năm Châu.

Đây chính là thu nhỏ của quốc gia Nga mà các kiến trúc sư đã làm ra với một sự kỳ công và tinh tế. Từng tuyến đường giao thông, từng hàng cây xanh và cả hệ thống xe cộ cũng được thể hiện hết sức chi tiết, rõ ràng. Mô hình này được trưng bày tại thành phố St Petersburg và thu hút rất đông lượng khách tham quan, du lịch; trong đó có cả những chuyên gia về kiến trúc.

Mô hình kiến trúc thu nhỏ của quốc gia Nga

Làm mô hình kiến trúc này, những kỹ sư đã mô tả nhiều vùng đất, địa danh nổi tiếng của Nga trên một sa bàn tổng thể có diện tích khoảng 800m2. Trong đó các thành phố, cảng biển, sân bay, bến tàu, nhà máy, công trường… được thể hiện sống động. Những đường ray và những con đường nhựa đưa tầm mắt của con người di chuyển liên tục không thể rời mắt.

Mô hình đã đưa tầm mắt của con người di chuyển liên tục không thể rời mắt

Mô hình kiến trúc sân bay vũ trụ Plesetsk

Mô hình kiến trúc các tòa nhà vùng ngoại ô thành phố Saint Petersburg

Điều đặc sắc tạo nên thành công to lớn của các kiến trúc sư này chính là họ tái hiện được cuộc sống của người dân nước Nga qua việc làm mô hình kiến trúc này. Từng đoạn cầu gãy, từng quang cảnh nước Nga ngập tràn tuyết rơi hay những khu công nghiệp hết sức sầm uất đã cho người xem hiểu nhiều về các hoạt động của con người nơi đây.

Mô hình kiến trúc mô tả quang cảnh nước Nga ngập tràn tuyết rơi – Những cây thông mái nhà bị tuyết phủ dày. Con đường dẫn vào nhà thờ đang được dọn tuyết, trong khi nhiều “người dân” khác hối hả với công việc của họ.

Một khu trại của những người chăn nuôi tuần lộc. Một vài người đang dựng một cái lều, người khác đang đuổi theo một con hươu, có người lại đứng nhìn một cách thán phục những gì mà các đồng nghiệp của anh ta đang làm.

Quang cảnh quân cảng Severomorsk

Không thể thiếu được niềm tự hào của nước Nga hùng mạnh. Quang cảnh 1 sân bay quân sự với những tên tuổi chiến trường: máy bay ném bom Tupolev – 95, máy bay cường kích Sukhoi, trực thăng chiến đấu huyền thoại Mil Mi – 24 và đối thủ của người Mỹ – trực thăng chiến đấu Kamov K-50

Con người được đan xen rất dày đặc trong trong quá trình tạo ra một cuộc sống hết sức nhộn nhịp và sôi động của xứ sở này. Điểm hay ở chỗ, hơn 100.000 cư dân tí hon nhưng không hề có một sự trùng lặp mà hoàn toàn khác biệt nhau với trang phục, tư thế đứng ngồi khác nhau. Chứng tỏ rằng, sự đầu tư cho mô hình này hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.

Hình ảnh lãng mạn của một đám cưới

Các nhà thiết kế còn đưa vào sa bàn các công trình lịch sử, những con phố và những quảng trường của các thành phố lớn nhất tại nước Nga. Các công trình tiêu biểu trên các vùng miền đều được thể hiện bằng các mô hình kiến trúc tỉ mỉ.

Quần thể kiến trúc Kizhi, vốn có tên trong danh sách các di sản văn hóa thế giới của UNESCO

Các nhà thiết kế, kỹ sư đã dành tâm huyết và mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để làm nên mô hình kiến trúc rộng lớn này. Hệ thống đường ray, phương tiện di chuyển và một số quang cảnh được thiết kế từ nhựa. tổng cộng 11 tấn nhựa đã được sử dụng cho các mô hình kiến trúc công trình , trong khi 250 phương tiện ở trạng thái di chuyển liên tục suốt 2,5 km của các đoạn đường ray và 43 con đường nhựa. Toàn cảnh mô hình được vận hành và giám sát bởi ba người kỹ sư với 40 máy tính kết nối 6 hàng màn hình hiển thị hình ảnh. Mô hình luôn được kiểm tra và giám sát hết sức an toàn, chặt chẽ.

Ba người kỹ sư tại trung tâm của phòng điều khiển có 40 máy tính và 6 hàng màn hình

Viết Diêu Quốc Thái

Bước Vào Thế Giới Cổ Tích Cùng Xứ Sở Bạch Dương

Không còn gì tuyệt vời hơn việc thưởng thức mùa thu tuyệt đẹp, đầy thơ mộng tại đát nước bạch dương lãng mạn này.

Phong cảnh và thời tiết khi vào thu của nước Nga thật sự rất diệu kì, chính vì thế có lẽ đây cũng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ, nhà văn, thậm chí là nhạc sĩ đã viết ra rất nhiều tác phẩm vĩ đại. Khi mùa thu đến, cả đất nước chìm trong sắc vàng, một bầu trời trong xanh mây trắng hòa quyện cùng với lối kiến trúc cổ điển nhưng không kém phần độc đáo. Tất cả tạo nên một bức tranh tựa như câu chuyện cổ tích có thật ở thế kỉ 21.

Hai thành phố nhất định phải ghé qua đó là Moscow và Saint Petersburg. Đây là hai thành phố được công nhận là thành phố của nhân loại, nơi những nhà thờ, bảo tàng và cũng điện vô cùng tráng lệ.

MOSCOW

NHÀ THỜ THÁNH BASIL

Nhà thờ Thánh Basil là nhà thờ Chính thống giáo Nga, nằm ngay trên Quảng Trường Đỏ, thành phố Moscow. Công trình này gồm 9 nhà nguyện (một ở giữa và 8 nhà nguyện ở 8 hướng xung quanh) được xây dựng từ năm 1555 tới 1561. Điểm đặc biệt của công trình này là những “củ hành tây” (cách gọi vui phần mái vòm đặc trưng của hầu hết các công trình kiến trúc Nga) được thiết kế không hề giống nhau tạo nên một tổng thể hài hoà về đường nét và màu sắc.

QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ

Quảng trường Đỏ tách điện Kremli ra khỏi khu vực dân cư giao thương sầm uất. Người dân Nga thường xuyên tới đây tản bộ và hoạt động vui chơi cùng gia đình. Đây cũng là địa điểm thường xuyên diễn ra những chương trình sự kiện lớn như đại nhạc hội. Năm 1991, quảng trường Đỏ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

SAINT PETERSBURG

NHÀ THỜ CHÚA CỨU THẾ

BẢO TÀNG ERMITAZH – CUNG ĐIỆN MÙA ĐÔNG

Cung điện mùa Đông nằm trong khuôn viên rộng tới 90.000 m². Cung điện được xây dựng theo mong muốn của Nữ hoàng Elizaveta I trong khoảng năm 1754 – 1762. Cung điện được thiết kế theo phong cách kiến trúc và nghệ thuật Baroque thuần châu Âu. Đây là nơi ở và sinh hoạt của các Nga hoàng. Đến năm 1922, sau bao thăng trầm lịch sử, toàn bộ công trình này đã được trao cho Ermitazh quốc gia, trở thành bảo tàng trực quan đồ sộ.

CUNG ĐIỆN MÙA HÈ

Cung điện mùa Hè chính xác là công trình được so sánh với Lâu đài Versailles ở Pháp cả về quy mô, cách bài trí kiến trúc nội ngoại thất và độ tinh xảo của những chi tiết trang trí trong Cung điện. Công trình đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Quần thể Peterhof được khởi công xây dựng vào năm 1714, dưới thời Đại đế Tzar Peter Romanov. Những giá trị văn hoá, lịch sử và nghệ thuật của Cung điện mùa Hè được người Nga rất mực gìn giữ.

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA THÁNH ISAAC

Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac là nhà thờ Chính tòa Chính thống giáo Nga lớn nhất thành phố. Nhà thờ được xây dựng trong khoảng 40 năm theo lệnh của Sa hoàng Alexander I. Trước nhà thờ là bức tượng kỵ sĩ đồng được xem như biểu tượng của thành phố Saint Petersburg.

Đây là công trình kiến trúc minh chứng hùng hồn cho ý chí chiến đấu của dân tộc Nga. Trong Thế chiến II, những mái vòm của nhà thờ đã được sơn lại màu xám để tránh thu hút sự chú ý từ máy bay địch. Trên đỉnh các mái vòm có đặt hệ thông đinh vị giúp tìm vị trí của pháo địch.