Top 12 # Ý Nghĩa Chòm Sao Bắc Đẩu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Duongveyeuthuong.com

Chòm Sao Bắc Đẩu Trong Tử Vi

Bài sưu tầm: SA TRUNG THỔ – BÍNH THÌN ĐINH TỴ

Bài viết luận cung Phụ mẫu theo sách Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa của Vương Đình Chi. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.

Bài viết về Luật âm dương của địa bàn thay đổi hẳn tình trạng các chính tinh trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết của Phan Tử Ngư về vấn đề: quan hệ tương hỗ giữa cung tử tức và cung điền trạch. Mời các bạn đọc tham khảo.

Một bài viết sưu tầm về sao Thiên Đồng. Mời các bạn đọc và tham khảo

Bài sưu tầm: LỘ BÀNG THỔ – CANH NGỌ TÂN MÙI

Phần cách luận số mệnh trong cuốn Tử vi thực hành của Dịch Lý Huyền Cơ. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết luận cung Phúc đức theo sách Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa của Vương Đình Chi. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.

Bài viết về Những trường hợp ngoại lệ của Lục Bại Tinh trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết rất hay về tử vi được trích từ cuốn Hi Di Khảo Luận của soạn giả Dương Thành. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.

Một bài viết sưu tầm về sao Thiên Lương. Mời bạn đọc tham khảo nghiên cứu.

Bài sưu tầm: ĐẠI DỊCH THỔ – MẬU THÂN KỶ DẬU

Bài viết chép phần: chư tinh thể tính cách của tác giả Dịch Lý Huyền Cơ. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết luận cung Điền trạch theo sách Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa của Vương Đình Chi. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.

Bài viết về Bởi đâu Bạch Hổ Đường Phù trở nên ác hại trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết sưu tầm về sao Thiên Phủ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bài sưu tầm: ỐC THƯỢNG THỔ – BÍNH TUẤT ĐINH HỢI

Bài viết Sự khác nhau giữa hóa nhập và hóa xuất trong tứ hóa bắc phái. Mời các bạn đọc tham khảo.

Bài viết luận cung Quan lộc theo sách Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa của Vương Đình Chi. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.

Sao Bắc Đẩu Là Gì?

Estimated reading time: 2 min

Sao Bắc Đẩu tiếng Trung Hoa đầy đủ Bắc Đẩu thất tinh (北斗七星) là một vùng sao gồm 7 ngôi sao trong chòm sao Đại Hùng. Vùng các ngôi sao này tạo ra hình ảnh giống cái đẩu (đấu) hay cái gầu sòng hay là cái xoong và nằm ở hướng bắc chính vì vậy một số nước gọi đó là Nhóm sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Cực và Nhóm Sao Bắc Đẩu là 2 khái niệm khác nhau: Sao Bắc Cực nói đến một ngôi sao và “Sao Bắc Đẩu” là cách gọi dân gian, nói về một vùng (nhóm) sao bao gồm nhiều ngôi sao.

Vị trí sao bắc đẩu

Từ thiên văn học hiện đại, Vùng sao này là 1 mảng gồm bảy ngôi sao, là 7 ngôi sao sáng nhất nằm trong ranh giới của chòm Đại Hùng (Ursa Major) ở thiên cầu bắc. Chòm sao Đại Hùng Tinh ngoài bảy ngôi còn nhiều ngôi sao khác.

Nhóm sao bắc đẩu ở từng nước

Ở hệ thống những chòm sao Trung Hoa thì Sao Bắc Đẩu là 7 ngôi sao mang hình ảnh cái đẩu (đấu). Do nó nằm ở hướng Bắc nên còn gọi là Bắc Đẩu thất tinh. 4 ngôi đầu hình thành một tứ giác gọi là Đẩu khôi, 3 ngôi sau tạo thành cái đuôi gọi là Đẩu thược. Ngoài ra còn một ngôi sao nằm sát bên cạnh ngôi sao ở giữa của Đẩu thược, được coi là sao phụ, gọi là Phụ tinh. Mỗi một ngôi sao được đặt tên riêng, theo thần thoại Trung Hoa thì tại mỗi ngôi sao có một vị Tinh quân trông coi. Mỗi vị Tinh quân đó lại có 1 tên riêng.

Trong Đạo giáo, Bắc Đẩu thất tinh tức là Bắc Thần, thường gọi là Thiên Cương, ở phía cực Bắc và có hình dáng giống cái đấu đo lường.

Còn người Việt cũng thường gọi chòm sao này là chòm Cái Gầu vì trông giống cái gầu tát nước.

Ở Phương Tây cũng đặt tên riêng cho các ngôi sao này. Sau khi được hệ thống hóa trên bản đồ thiên văn học, các ngôi sao đều có tên khoa học theo chòm sao Ursa Major.

Ở Mỹ chòm Bắc Đẩu có tên gọi khác là Cái Muỗng Lớn (Big dipper).

Một số nơi khác lại hình dung ra hình dạng của một cỗ xe lớn. Ở Ireland, sao này được ví như “cỗ xe chiến mã của vua David” (King David’s Chariot), một trong những vị vua đầu tiên của hòn đảo này. Ở Pháp, lại gọi là “Great Chariot”. Một cái tên phổ biến khác là Charles’s Wain (Cỗ xe kéo of Charles). Ở tại Anh, 7 ngôi sao này được gọi là Cái cày.

Tìm Hiểu Về Sao Bắc Đẩu

Bắc đẩu là ngôi sao sáng nhất trong chòm Tiểu hùng tinh. Với người quan sát ở Bắc bán cầu, nó chiếm một vị trí đặc biệt. Chỉ lệch nửa độ so với trục Trái đất, nên khi Trái đất quay theo chu kỳ ngày đêm, Bắc đẩu hầu như đứng yên ngay trên cực Bắc.

(Ảnh: BBC)

Vì Trái đất hình cầu nên vị trí của Bắc đẩu đối với đường chân trời phụ thuộc vị trí người quan sát. Cụ thể, góc giữa chân trời phía bắc và Bắc đẩu chính bằng vĩ độ của người quan sát. Chẳng hạn, nhìn từ xích đạo (vĩ độ 0), Bắc đẩu nằm ở chân trời bắc. Khi di chuyển tới Houston, bang Texas (vĩ độ 30), Bắc đẩu nằm cao 30 độ so với chân trời. Còn khi di chuyển tới đúng cực Bắc, Bắc đẩu nằm cao 90 độ so với chân trời, tức nằm ngay trên đầu người quan sát.

Trong quá khứ, giới thủy thủ phương bắc đo góc giữa chân trời và Bắc đẩu để xác định vĩ độ của mình. Tuy nhiên, chỉ riêng vĩ độ là không đủ để xác định một vị trí trên bề mặt Trái đất. Vì thế tuy nhiều nền văn hóa thực hiện thành công các chuyến thám hiểm trên biển chỉ nhờ quan sát sao, thời tiết và các dòng hải lưu, “bài toán kinh độ” từng là nỗi kinh hoàng của các thủy thủ trong nhiều thiên niên kỷ.

Hiện ở Nam bán cầu không có ngôi sao tương ứng với Bắc đẩu. Hơn nữa, Bắc đẩu không phải là chỉ dẫn thật chính xác của cực Bắc, vì ngoài chu trình quay 24 giờ, trục Trái đất cũng chuyển động theo hình nón. Do đó hình chiếu trục trái đất trên bầu trời sẽ là một vòng tròn chu kỳ 26.000 năm. Vì thế Bắc đẩu cũng thay đổi theo thời gian. 5.000 năm trước, trục Trái đất hướng tới chòm Draco và Bắc đẩu là sao Thuban. Tương tự, 12.000 năm sau, sao Vega trong chòm Lyra sẽ là sao Bắc đẩu.

THỨ THÁI

Sao Bắc Cực (Tử Vi Trong Đẩu Số, Thái Sơn Bắc Đẩu Trong Chiêm Tinh)

Bạn hãy nối hai ngôi sao ngoài cùng của Bắc Đẩu là Dubhe (Tham Lang) và Merak (Cự Môn) , rồi đi tiếp một đoạn thẳng gấp khoảng 5 lần đoạn vừa nối, bạn sẽ gặp một ngôi sao có độ sáng trung bình.

Ngôi sao đó tên là Polaris, nó nằm ở vị trí thiên cực bắc nên được gọi là sao Bắc cực, nó nằm ngay hướng bắc của bầu trời nên hướng có mặt của sao Polaris là hướng bắc.

Đây chính là Tử Vi (Đế tinh). Nó gần như không dịch chuyển phía Bắc Cực (Tên gọi nó là sao Bắc Cực) trong suốt buổi đêm. Để cho cả Thiên Hà xoay vần quanh nó.

Khu vực tinh bàn nơi ở của nó được cho là tọa vị của Thần mặt trời (Đức Vua). Tinh bàn này được đặt tên Tử vi viên trong tam bàn (Tử vi – Thái Vi – Thiên Thi).

Tư vi viên (tập hợp các chòm sao) được chia là Tử vi Tả Viên và Tử vi Hữu Viên. (Điều này lý giải tại sao trong Tử vi đẩu số người ta lại đề cao: Tử vi ngộ tả hữu.)

Tuy nhiên Tử Vi (Bắc Cực) không nằm trong không gian của chòm Bắc Đẩu, mà nó nằm riêng biệt độc đoán (Vua chỉ có duy nhất một mà) trong khu vực Câu Trần.

Có một điều kì diệu là sao Bắc Cực (Tử vi trong đẩu số, Thái Sơn Bắc Đẩu trong chiêm tinh) không phải là…duy nhất một ngôi sao.

Sao Polaris thuộc chòm sao Ursa Minor (Tiểu Hùng), là một chú gấu nhỏ hay một cái đẩu nhỏ so với Ursa Major là một chú gấu lớn hay một cái đẩu lớn. Do Trái Đất tự quay quanh trục nên trong suốt đêm bạn sẽ thấy các ngôi sao di chuyển, trừ sao Polaris hầu như sẽ đứng yên để các ngôi sao khác di chuyển quanh nó.

Do hiện tượng tiến động, nên sao Bắc cực sẽ thay đổi theo thời gian, ngôi sao nào đủ sáng và nằm gần thiên cực bắc đều được gọi là sao Bắc cực. Năm 2787 TCN, ngôi sao Thuban mờ nhạt của chòm sao Draco nằm gần như chính xác ở thiên cực bắc, và nó được chọn làm sao Bắc cực. Hàng thế kỷ sau đó, bắc bán cầu không có sao Bắc cực nào cho tới năm 1100 TCN sao Kochab cũng thuộc chòm Ursa Minor trở thành sao Bắc cực.

Trong tương lai, người kế nhiệm của Polaris để trở thành sao Bắc cực là sao Errai (Gamma Cephei) vào khoảng năm 4000 và sao A lderamin (Alpha Cephei) khoảng vào năm 7500, cả hai đều thuộc chòm sao Cepheus.

Nghĩa là không có Đế tinh vĩnh viễn. Thiên cũng có Thiên vận…

Vì vậy thuật chiêm tinh/ Đẩu số tử vi cũng cần có những diễn tiến và quan sát mới để thêm vào điều đúng va lược bỏ điều sai.