Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Vi Phạm Ô Nhiễm Môi Trường Sông Ngũ Huyện Khê mới nhất trên website Duongveyeuthuong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(BTV) Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, nước thải từ cống tiêu Đặng Xá chảy ra sông Cầu gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân khu vực ven sông. Đặc biệt, ngày mùng 3/3/2021, tại khu Cống tiêu Vạn Phúc (phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tình trạng này lại tiếp diễn. Trước thực tế đó, các ngành chức năng của tỉnh và thành phố Bắc Ninh đã khẩn trương vào cuộc, đưa ra hướng xử lí khắc phục.
Ngay khi có phản ánh tình trạng nước thải chảy ra sông Cầu gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân khu vực ven sông, UBND thành phố Bắc Ninh cùng các cơ quan chuyên môn đã trực tiếp xuống hiện trường nắm bắt tình hình, tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời, không để nguồn nước tự chảy ra sông Cầu. Về giải pháp lâu dài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án chuyển đổi Cụm công nghiệp Phong Khê với một lộ trình cụ thể. Còn giải pháp trước mắt vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ môi trường. Đồng thời, bổ sung nâng công suất xử lý Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ môi trường.
Hữu Vang, Phạm Quý
Nước Thải Từ Sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) Gây Ô Nhiễm Sông Cầu
Theo phản ánh của người dân sống ven sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên (Bắc Giang), từ ngày 20/1 đến 31/1/2021, nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, từ nhiều ngày nay nước sông Cầu luôn có màu đen sẫm, bốc mùi hôi thối. Nước sông ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng lân cận.
Được biết, sau khi nắm bắt được thực trạng trên, ngày 1/2/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đề nghị kiểm tra, giải quyết dứt điểm tình trạng xả nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang.
Nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.
Trước đó, Bộ TN&MT đã lập đoàn công tác để kiểm tra thực trạng trên vào năm 2016, theo báo cáo của Bộ TN&MT sau đó, nguyên nhân chính làm ô nhiễm nước sông Cầu là do tiếp nhận nước sông Ngũ Huyện Khê (bắt nguồn từ huyện Đông Anh, Hà Nội chảy qua tỉnh Bắc Ninh) bị ô nhiễm chảy vào.
Theo đó, nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nước thải không được xử lý của các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các nhà máy làm giấy ở xã Phú Lâm, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh và làng nghề tái chế giấy Phong Khê, CCN Phong Khê (phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh). Đồng thời, bộ này cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh có biện pháp xử lý triệt để các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu.
Năm 2017, Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh có văn bản đến Sở TN&MT Bắc Giang thông báo về các giải pháp của tỉnh Bắc Ninh để giải quyết tình trạng xả thải gây ô nhiễm nước sông Cầu. Theo đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh tiến hành cải tạo sông Ngũ Huyện Khê, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn ở CCN Phú Lâm và làng nghề giấy Phong Khê…
Theo khảo sát thực tế, trong những ngày qua, làng nghề tái chế giấy Phong Khê và nhiều cơ sở sản xuất giấy ở xã Phú Lâm vẫn còn hệ thống cống thải nước có màu và mùi khó chịu đổ ra sông Ngũ Huyện Khê. Đại diện Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh cho biết, riêng phường Phong Khê có trên 245 cơ sở sản xuất giấy. Hiện, nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đây mới xử lý được khoảng 3.000m3/ngày đêm, trong khi tổng lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy trong phường này lên đến 10.000m3/ngày đêm.
Nước sông Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại CCN Phú Lâm có lượng nước thải hơn 4.000m3/ngày đêm, trong khi khu xử lý nước thải tập trung ở đây chưa hoạt động. Đại diện Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết thêm, nước sông Cầu ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân tỉnh này. Năm 2018, cơ quan này có nhận được phản ánh của người dân trong tỉnh sống ven sông Cầu về tình trạng nước bị ô nhiễm.
Vào tháng 12/2020, nước từ sông Ngũ Huyện Khê chảy ra sông Cầu làm ô nhiễm nước khiến người dân, các doanh nghiệp vùng hạ lưu sông Cầu, một phần thuộc địa phận huyện Việt Yên và Yên Dũng của Bắc Giang bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng đã kiểm tra xác định nước sông Cầu bị ô nhiễm, nhiều chỉ số vượt ngưỡng cho phép.
Trả Lại Dòng Sông Ngũ Huyện Khê Cho Con Cháu
Nếu chúng ta gõ tên: “sông Ngũ Huyện Khê” vào thanh công cụ tìm liếm của Google, Cốc Cốc hay bất cứ phương tiện tìm kiếm nào của Internet, lập tức chúng ta nhận được đường link tới những bài báo nói về sự ô nhiễm của con sông hiện nay, chúng ta có thể liệt kê một vài bài điển hình trong đó:
1. Ngũ Huyện Khê – dòng sông chết: http://www.haisontq.com/tin-tuc-su-kien/tin-tuc/555-ngu-huyen-khue-dong-song-chet.html
Sông Ngũ Huyện Khê bị “bức tử”, dân chỉ biết than trời!: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Song-Ngu-Huyen-Khe-bi-buc-tu-dan-chi-biet-than-troi/209594557/513
Xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông ngũ huyện khê và đề xuất giải pháp giảm thiểu: http://123doc.org/document/2291716-xac-dinh-nguon-gay-o-nhiem-nuoc-song-ngu-huyen-khe-va-de-xuat-giai-phap-giam-thieu.htm
Và một Clip dài hơn 14 phút: Lời kêu cứu của sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh): https://www.youtube.com/watch?v=rs0qHqyQYz4
v.v…
Sông Ngũ Huyện Khê khởi nguồn từ núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh có chiều dài hơn 27km, bắt đầu từ xã Châu Khê (Từ Sơn). Con sông là một trong số những chi lưu của sông Cầu khi hòa mình vào dòng sông quan họ này tại xã Vạn An, thành phố Bắc Ninh. Nhưng chảy qua địa phận xã Phú Lâm – huyện Tiên Du, xã Phong Khê – thành phố Bắc Ninh, dòng sông này ngày nay được chuyển thành đen đặc vì ô nhiễm.
Gây ô nhiễm môi trường nước sông Ngũ Huyện Khê có sự đóng góp tích cực của hơn 200 dây chuyền sản xuất giấy các loại của thôn Dương Ổ hay còn gọi là Đống Cao, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, với hàng nghìn mét khối ngày và đêm.
Không chỉ nước thải, việc đổ và đốt rác thải rắn chủ yếu là các loại túi ni-lông, dây điện, đồ nhựa…trên bờ đê, nơi giáp ranh hai thôn Tam Tảo – xã Phú Lâm và Dương Ổ – xã Phong Khê còn gây ô nhiễm không khí nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Và những khi mưa xuống, nước mưa cuốn các tạp chất, hóa chất độc hại từ đống rác này chảy xuống sông, càng làm cho dòng sông không còn hy vọng hồi sinh.
Nhưng điều cần nói là người dân kêu than, chính quyền địa phương biết và chính doanh nghiệp cũng thừa nhận, thế mà vấn đề ô nhiễm của con sông dường như vẫn không được cải thiện.
Vấn đề con sông ô nhiễm là một thực tế không thể chối bỏ được. Thế hệ con cháu có quyền được hưởng những thứ đáng lẽ thuộc về chúng. Chúng ta là thế hệ cha anh, chúng ta mắc nợ con cháu của mình nếu không dành lại cho chúng một tuổi thơ trên những dòng sông, con nước; không để lại cho chúng một môi trường trong lành để hít thở và lớn lên. Nếu như tuổi thơ của những người nay đã ngoài ba mươi có được những kỉ niệm ấu thơ với dòng sông thì ngày nay những đứa trẻ lên năm, lên mười chẳng có được một kỉ niệm đẹp nào ngoài việc mỗi khi thức dậy đã bàng hoàng vì một mùi xú uế nồng nặc, đặc biệt những ngày trở trời. Không khí nặng nề và nặng mùi do dòng sông bốc lên khiến cho những khách lạ cảm thấy khó ngủ trong những đêm đầu tiên nghỉ lại.
Có thể nào vì lợi ích kinh tế mà chúng ta đánh mất đi môi trường sống, có thể nào vì mối lợi chủ yếu cho một vài doanh nghiệp nhằm cung cấp một loại mặt hàng cho thị trường mà sẵn sàng đánh mất đi quyền lợi của biết bao nhiêu con người sinh sống trên mảnh đất đó? Bởi sự ô nhiễm môi trường không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe thể lý với những tật bệnh nhãn tiền do đường hô hấp, tiêu hóa, bài tiết hay những nguyên nhân khác…; nhưng sự ô nhiễm ấy còn gây nên trong tâm thức của người dân đặc biệt là của những người trẻ và thiếu nhi một tổn hại to hớn trong tinh thần. Cũng có thể sinh ra, lớn lên và hít thở một môi trường như thế, người trẻ ngày hôm nay rất dễ bất chấp tất cả để có thể đạt được mối lợi về kinh tế hay thu vén những lợi nhuận cho bản thân. Đôi khi nhìn vào đời sống đau khổ của thế hệ cha anh trong bệnh tật hay tai nạn lao động, những người trẻ có xu hướng sống một cuộc sống như không có ngày mai mà trầm mình trong những cuộc vui, quên đi việc học hành, thăng tiến.
Dòng sông không chỉ dừng lại ở việc cho dòng nước luân chuyển để tưới tiêu hay sinh hoạt, nhưng dòng sông còn là nơi tuổi thơ của biết bao nhiêu người được nuôi dưỡng. Nhưng ngày hôm nay, dòng sông Ngũ Huyện Khê đã không làm được cả hai nhiệm vụ đó. Nước của dòng sông Ngũ Huyện Khê hôm nay không thể dùng được trong việc tưới tiêu mà là dòng nước cần xa tránh; dòng sông không còn là nơi cho thuyền bè qua lại để đánh bắt tôm cá bởi người dân chẳng còn mong tìm được một mối lợi kinh tế từ nơi đó; dòng sông càng không thể là nơi những ngày hội vui được tổ chức, những đứa trẻ nô đùa, bơi lội.
Phải chăng hơn lúc nào hết, những con người được coi là “người lớn” cần phải trả lại một dòng sông cho con cháu. Nhà quản lý chắc hẳn cần làm một điều gì đó để cứu lại dòng sông, doanh nghiệp cần làm gì đó để giữ lại một môi trường trong sạch.
Dòng Sông Ngũ Sắc Ở Colombia
Dòng sông Cano Cristales ở tỉnh Meta được xem là một trong những con sông quyến rũ nhất trên thế giới. Vào những tháng nhất định trong năm, nó sẽ mang những màu sắc khác nhau, tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp. Chính vì vậy nó được ưu ái biết đến với tên gọi “dòng sông ngũ sắc”.
Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales thuộc công viên quốc gia Serrania de la Macarena nằm ở miền Trung Colombia, là một trong những dòng sông đẹp nhất thế giới với dòng chảy có màu sắc sặc sỡ biến đổi theo mùa. Sở dĩ dòng sông có màu sắc sặc sỡ như vậy vì trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, loài tảo đặc hữu trong sông kết hợp với những thành phần trong nước mang lại sắc màu đa dạng như vàng, xanh lam, xanh lá cây, đen và đỏ cho con sông. Và đây là thời khắc con sông Cano Cristales trở thành cảnh quan siêu thực nhất Colombia. Tuy nhiên, thời gian còn lại trong năm, con sông hoàn toàn bình thường như bao con sông khác.
Dòng nước chuyển màu nhờ một loại cây thủy sinh có tên Macarenia Clavigera, loài đặc hữu của Sierra de la Macarena, một rặng núi nằm ở phía Nam thủ đô Bogota. Trong khoảng thời gian ngắn giữa mùa mưa và mùa khô, cùng với rêu, các loài thủy sinh và san hô, cây Macarenia Clavigera màu đỏ bám vào các tảng đá suốt chiều dài sông gần 62 dặm, tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu ngay dưới bề mặt của nước. Khi đó, dòng sông mang màu đỏ rực hút mắt các du khách.
Nếu bạn muốn ngắm nhìn con sông với những sắc màu rực rỡ sắc thì nên chờ sau khi một cơn bão tan. Theo lời người dân địa phương thì đây là thời điểm các thủy sinh vật mang màu sắc sống động nhất.
Để đặt chân đến được Cano Cristales không phải là chuyện dễ dàng. Du khách sẽ phải bay vào La Macarena, sau đó di chuyển đến công viên quốc gia Serrania de la Macarena. Từ đây, du khách sẽ bắt đầu hành trình tới Cano Cristales bằng cách đi bộ hoặc cưỡi ngựa. Tuy nhiên, do những hạn chế việc làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nên đến tận năm 2009 du khách mới được đặt chân đến khám phá con sông kì lạ này.
Con sông Cano Cristales hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch và là điểm đến lí tưởng cho các nhiếp ảnh gia trong mùa chuyển màu của nó. Bởi màu sắc kết hợp mà con sông mang lại là vẻ đẹp có một không hai trên thế giới.
Bạn đang xem bài viết Xử Lý Vi Phạm Ô Nhiễm Môi Trường Sông Ngũ Huyện Khê trên website Duongveyeuthuong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!